Đổ mồ hôi trộm là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nhiều người lớn cũng mắc phải. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống; mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm.

Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm là thuật ngữ dân gian hay gọi để chỉ hiện tượng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm dù thời tiết không nóng; không mặc nhiều quần áo khi ngủ. Việc ra mồ hôi trộm vào ban đêm, khiến nhiều người mất ngủ, đang ngủ cũng phải thức giấc.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ; lâu dần sẽ đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Đây là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt nam nữ, tuổi tác. Trong đó, trẻ em là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn cả.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em

Dù trời nóng hay lạnh, mặc nhiều quần áo hay ít thì những trẻ  này vẫn ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm. Nó khiến trẻ khó chịu, quấy khóc; thậm chí mồ hôi thấm ngược lại cơ thể gây viêm phổi, viêm phế quản.

ở trẻ nhỏ có hai loại đổ mồ hôi trộm. là sinh lý và bệnh lý. Là sinh lý sẽ tự hết dần theo thời gian. Còn là ra mồ hôi trộm bệnh lý kèm theo các triệu chứng khác thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm.
Trẻ nhỏ là đối tượng hay bị mắc bệnh đổ mồ hôi trộm (ảnh: Pixabay)

Có 2 loại:

Đổ mồ hôi trộm sinh lý: Ở trẻ nhỏ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn người lớn. Vì thế, ra mồ hôi nhiều là cách để cơ thể bé được tỏa nhiệt. Với lý do này, tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ là hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại, sẽ hết dần theo thời gian.

Mồ hôi trộm bệnh lý: Khác với ra mồ hôi trộm sinh lý, tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc bệnh lý nào đó, có thể là còi xương; bị thiếu vitamin D, canxi.

Bé sẽ ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ, khi bú mẹ dù thời thiết mát mẻ, môi trường thoáng mát. Ngoài ra mồ hôi nhiều, bé còn có thể có thêm một vài triệu chứng như kém ăn, ngực nhô, đầu xương to… Những vùng cơ thể của bé dễ đổ mồ hôi gồm: nách, ngực, lưng, bàn tay, bàn chân…

Đổ mồ hôi trộm ở người lớn

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm ở người lớn tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm như:

Mãn kinh là giai đoạn quá độ từ tuổi trung niên sang tuổi già. Về mặt sinh lý, đó là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ hai của cuộc đời. Đây là cả một quá trình biến đổi rất dài, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng hormon thay đổi, kinh nguyệt từ rối loạn đến ngừng hẳn, teo cơ quan sinh dục
Rối loạn giấc ngủ và đổ mồ hôi trộm ban đêm diễn ra ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh (ảnh: Internet)
  • Phụ nữ thời kỳ mãn kinh: Phụ nữ giai đoạn này có thể gặp phải tình trạng ra mồ hôi trộm.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc tâm thần.
  • Lạm dụng heroin.
  • Sử dụng đồ uống chứa cồn.
  • Hạ đường huyết.
  • Ung thư giai đoạn sớm.
  • Nhiễm trùng, nhất là bệnh lao, viêm tủy xương, áp xe, viêm nội tâm mạc.
  • Lo lắng, stress kéo dài.
  • Rối loạn nội tiết: cường giáp, hội chứng cận u, u tủy thượng thận.
  • Bệnh lý thần kinh tự động.
  • Rối loạn tự miễn.
  • Bệnh rỗng tủy sống.
  • Xơ hóa tủy xương.

Trong những nguyên nhân trên, có cả nguyên nhân chủ quan và cả nguyên nhân bệnh lý. Vì thế, người bệnh nên đi khám để nắm được nguyên nhân gây nên tình trạng ra mồ hôi trộm. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Biện pháp giảm hiện tượng đổ mồ hôi trộm

Đối với trẻ nhỏ

  • Nếu bé thường xuyên bị ra mồ hôi trộm thì nên bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ.
  • Khi ngủ cho bé mặc quần áo thoáng khí và nhẹ nhàng.
  • Phòng ngủ của trẻ nên thoáng mát, sạch sẽ.
  • Đặc biệt, cho bé ăn nhiều trái cây, rau quả; hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều mỡ.
  • Cung cấp đủ nước cho trẻ trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp bù đắp cho việc mất nước xảy ra do đổ mồ hôi.
Cho bé ăn nhiều trái cây, rau quả và bổ sung nước đầy đủ khi trẻ hay bị ra mồ hôi  trộm.
Trái cây giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe của trẻ (ảnh: Pixabay)

Nếu trẻ vẫn tiếp tục đổ mồ hôi vào ban đêm, ngay cả sau khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên; và kèm theo những triệu chứng như đập đầu, nghiến răng, ngáy và khịt mũi; bạn cần đưa bé đến gặp ​​bác sĩ nhi khoa để được tư vấn nhé.

Đối với người lớn

Tùy vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này để có biện pháp, như điều chỉnh rối loạn hormon, thuốc uống, các bệnh lý mắc phải…

Nếu không thể xác định được nguyên nhân trực tiếp, việc điều trị chủ yếu dựa trên sự thay đổi lối sống tích cực. Bạn nên:

Để có giấc ngủ ngon bạn nên ngủ trong phòng thoáng khí, sạch sẽ.
Khi ngủ bạn nên lựa chọn chất liệu ga giường, quần áo ngủ thấm hút mồ hôi, tránh đắp chăn quá dày.(ảnh: Pixabay)
  • Ngủ trong phòng thoáng khí, mát mẻ, sạch sẽ.
  • Hạn chế uống rượu bia, cà phê, ăn đồ cay nóng… nhất là trước khi ngủ.
  • Chế độ ăn ít chất béo, đường…
  • Luyện tập nhẹ nhàng, hít thở sâu, thiền định trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
  • Theo dõi cân nặng, điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập để tránh thừa cân, béo phì.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể ( từ 1,5 – 2 lít) mỗi ngày.
Đun lá dâu với nước để nấu nước tắm cho bé hàng ngày giúp chữa mồ hôi trộm đồng thời tránh rôm sảy, mẩn ngứa, chữa được rất nhiều bệnh ngoài da cho trẻ em.
Lá dâu có tác dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc, trị chứng ra mồ hôi trộm rất hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng lá dâu để tắm cho trẻ (ảnh: Pixabay)

Trong dân gian có nhiều cách chữa đổ mồ hôi trộm hiệu quả, như: tắm bằng các loại lá, như: lá dâu tằm, lá đinh lăng, lá lốt.. ; hay các món ăn như: cháo trai, cháo sò hến, cháo nếp cẩm, canh chua cá quả; chè đỗ xanh, chè đỗ đen..