Giáng sinh đến nên ông già Noel phái đàn tuần lộc kéo máy bay cất cánh góp một tay giúp mọi người về sum họp gia đình nhanh hơn.

Đoạn video ghi lại cảnh đàn tuần lộc kéo máy bay cất cánh. Đây có thể là sản phẩm của sự sáng tạo nhờ công nghệ nhưng cũng khiến người xem cảm thấy thích thú và ấm áp.
Video ghi lại cảnh tuần lộc kéo máy bay cất cánh:

Nguồn video: MUC Women.

Bình luận của độc giả về hình ảnh đàn tuần lộc kéo máy bay cất cánh

– Dễ thương muốn xỉu….
– Ông Già Noel hãy tặng cháu một món quà đi.
– Công nghệ gì đây mọi người, chắc là 6D quá.

Khám phá: Sự thật về tuần lộc, loài hươu hùng vĩ dùng để kéo xe chở ông già Noel

Tuần lộc là một phần của họ hươu, bao gồm hươu, nai, nai sừng tấm và hươu cao cổ. Giống như họ hươu, tuần lộc có chân dài, móng guốc và gạc.

Một số nhà khoa học cho rằng tuần lộc là một trong những động vật được thuần hóa đầu tiên vào khoảng 2.000 năm trước. Nhiều cộng đồng người ở Bắc Cực vẫn dựa vào những con vật này để làm thức ăn, quần áo và vật liệu trú ẩn.

Video: Đàn tuần lộc kéo máy bay cất cánh
Tuần lộc được tìm thấy ở một vùng đất rộng lớn bao quanh Bắc Cực, ở Alaska, Canada, Greenland; Bắc Âu và Bắc Á trong môi trường lãnh nguyên, núi và rừng. Phạm vi sinh sống của chúng có thể lên tới 500 km2 (ảnh: Soha.vn).

Tuần lộc là sinh vật sống bầy đàn. Chúng kiếm ăn, đi lại và nghỉ ngơi theo nhóm. Những đàn này có thể từ 10 đến vài trăm con. Vào mùa xuân, đàn có thể lớn hơn – từ 50.000 đến 500.000 thành viên. Đàn tuần lộc thường di chuyển về phía nam trong khoảng 1.600 km đến 5.000 km để tìm kiếm thức ăn vào mùa đông.

Một trong những đàn lớn nhất và được nghiên cứu nhiều nhất sống ở bán đảo Taimyr, ở cực bắc nước Nga. Đàn tuần lộc ở Taimyr đạt đỉnh 1 triệu vào năm 2000, giảm xuống còn 600.000 vào năm 2016.

Hàng năm vào mùa xuân và mùa thu, đàn tuần lộc này di cư sinh con trên bán đảo để trú đông trong các khu rừng. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã thay đổi thời gian của chuyến đi này; nghĩa là những con non vẫn còn quá nhỏ để thực hiện hành trình dài.