Đàn cá rô xếp hàng ngay ngắn và nối đuôi nhau di chuyển theo hàng dài trên một con phố tạo nên cảnh tượng đáng kinh ngạc.
Việc cá rô lên cạn sau mưa là điều bình thường, nhưng thật đáng kinh ngạc khi chúng di chuyển thành hàng. Chúng nối tiếp nhau như một cuộc di cư quy mô lớn của các loài động vật khác khi chuyển mùa. Video được quay tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam.
Video ghi lại cảnh đàn cá rô xếp hàng ‘đi bộ’ trên phố:
Nguồn video: VnExpress
Với những người sinh ra và lớn lên ở thành phố, việc nhìn thấy cá rô trên cạn đã khó, nhưng việc phát hiện chúng di chuyển theo đàn như trong video lại càng khó hơn. Cá rô có vây ngực rất khỏe và mang của chúng cũng được phát triển để hỗ trợ thở trên cạn. “Mùa cá ngược dòng tìm chỗ đẻ trứng thôi mà! Nhớ hơn 20 năm trước, đến mùa này cá lội ngược dòng, mấy anh em cầm rổ đứng sẵn trong hiên nhà, thấy con nào lội qua sân là nhanh chân chạy ra xúc!”
Khám phá: Cá rô có thể sống trên cạn?
Hầu hết các loài cá sống dưới nước đều thở nhờ mang. Tách khỏi môi trường nước cá sẽ bị ngạt thở. Tuy nhiên, cũng có một số loài cá như cá chình, cá chạch, cá rô, cá quả… đôi khi ẩn mình sâu dưới lớp bùn dày. Đặc biệt cá rô còn có thể phóng lên cây.
Nguyên nhân là vì, đối với các loài kể trên, ngoài mang để thở dưới nước, chúng còn có thêm cơ quan hô hấp để thở ở bùn sâu hoặc thở trên cạn. Tùy theo loại, cơ quan hô hấp phụ có cấu tạo khác nhau. Ở lươn, bộ phận này nằm ở khoang miệng và họng, ở cá chạch nằm ở ruột và lớp da bao phủ cơ thể. Nhờ hô hấp phụ, lươn và cá chạch có thể sống trong bùn sâu nhiều tháng. Cơ quan hô hấp phụ của cá và cá rô nằm ở khoang mang. Trong mang của chúng có những mảnh sụn nhỏ chứa nhiều mạch máu nhỏ hấp thụ oxy từ không khí. Nhờ đó chúng có thể leo lên đất liền mà không bị tổn hại gì.
Có thể bạn quan tâm:
- Video: Hàng trăm con gà bay rợp trời khi chủ gọi còi tập hợp
- Video: Hổ con khiếp vía vì bị ngỗng bắt nạt
- Video: Hổ chạy thục mạng khi bị ngỗng rượt đuổi