Sau khi nước rút, hàng trăm con cá mắc cạn dồn lại chỗ trũng là điều mà người dân thích nhất vì sẽ có được mẻ cá to một cách dễ dàng.
Hình ảnh ấn tượng này đã khiến bao trái tim người xem thổn thức nhớ về miền kí ức tuổi thơ. “Nhìn cảnh lại nhớ ngày còn bé đi sơ tán về nông thôn; hồi đó theo các anh, chị con chủ nhà đi tát cá ở những chỗ ruộng trũng, mương cạn. Ôi! Tuổi thơ có bao giờ trở lại.”
Video ghi lại cảnh đàn cá mắc cạn khi nước rút:
Nguồn video: VnExpress
Bình luận của độc giả về cảnh đàn cá mắc cạn khi nước rút
– Hồi nhỏ mình cũng gặp cảnh này. Mấy vũng nước đầy nhóc cá nhỏ như cá liềm kiềm. Mình với thằng em họ lấy rổ vớt đem ra sông thả. Thấy chúng nó bơi tự do vui lắm.
– Nhìn thấy thương chúng nó quá.
– Ngày xưa hay có vụ này. Cá chạch là đa số.
– Khổ thân các em cá.
– Nhìn cảnh lại nhớ ngày còn bé đi sơ tán về nông thôn; hồi đó theo các anh, chị con chủ nhà đi tát cá ở những chỗ ruộng trũng, mương cạn. Ôi! Tuổi thơ có bao giờ trở lại.
– Ngày nhỏ đi bắt cá trong ruộng lúa, cá rô hay dồn vào những hố trũng.
Khám phá: Phát hiện mới về loài cá mập lớn nhất thế giới có “đôi mắt bọc thép”
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí PLOS One, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Okinawa Churashima, Nhật Bản, do Taketeru Tomita dẫn đầu; họ đã tìm thấy những chiếc răng nhỏ trong mắt cá mập voi; loài động vật dễ dàng nhận thấy với làn da lốm đốm độc đáo.
Cá mập voi có nhãn cầu nhô ra khỏi hốc mắt, một đặc điểm khiến chúng dễ bị thương hơn. Chúng không có mí mắt và cơ chế bảo vệ duy nhất được biết đến là loài này có thể xoay “toàn bộ nhãn cầu trở lại hốc mắt”.
Do số lượng cá thể hạn chế nên việc sử dụng các phương pháp truyền thống để nghiên cứu các sinh vật đại dương lớn như cá mập voi là rất khó khăn. Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu đã tận dụng các mẫu cá mập voi được nuôi trong bể cá; cùng với các mẫu vật đã chết. Họ đã sử dụng một loạt kỹ thuật để kiểm tra hình thái bảo vệ mắt của chúng; và so sánh nó với các loài cá mập khác. Các phát hiện cho thấy cá mập voi có “đôi mắt bọc thép” độc đáo.
Nhóm nghiên cứu cho biết nhãn cầu có răng của cá mập voi là một cách bảo vệ mắt mới ở các loài động vật có xương sống. Theo các nhà khoa học này, “những chiếc răng xuất hiện ở vùng mắt có hình thái khác với những chiếc răng mọc trên da và phân bố khắp phần còn lại của cơ thể”.
Trước đây, người ta cho rằng cá mập voi ít phụ thuộc vào thị giác so với các giác quan khác. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây đã cho thấy những khía cạnh khác.