Pha dắt xe hậu đậu của cậu chủ gặp sự cố bất ngờ; khiến đàn gà bỏ chạy, chó cưng cũng phải giật mình.

Video ghi lại sự việc

Nguồn video: VnExpress.

Góc bình luận “Cháu vợ thằng Đậu”

Con này R3, nặng gần 180 cân, chứ nó mà nhẹ như con R15 thì chắc không bị như vậy đâu.

Làm con chó giật bắn mình.

Tui chỉ buồn cười con chó thôi.

Sợ mấy con gà nó lại cười cho 😀

Sao chân chống xe bên phải ta, thấy sai sai

Do camera flip ngược thôi, dắt đúng bên chân chống xe rồi mà.

Vì sao có hiện tượng giật mình?

Giật mình (startle) là một phản ứng tự nhiên giúp chống lại các kích thích đột ngột, bất ngờ; nó được xem là một cơ chế bảo vệ của cơ thể.

Biểu hiện của phản ứng này khá đơn giản: khi gặp một kích thích đặc biệt, cơ thể có xu hướng co rúm lại, đầu hơi nghiêng về phía sau, mắt nhắm lại; mục đích là để bảo vệ mắt, đầu và gáy – những nơi này thường chứa nhiều dây thần kinh quan trọng của cơ thể.

Khi xảy ra cơ chế giật mình, tim sẽ có nhịp đập nhanh hơn, hormone adrenaline cũng sản sinh ra nhiều hơn mức bình thường; điều này giúp giảm đau và cho phép con người cũng như các loài động vật đối mặt với nguy hiểm nếu có.

Video: Chó giật mình, gà bỏ chạy vì cậu chủ dắt xe hậu đậu
Adrenaline là một loại hormone được giải phóng ra khỏi tuyến thượng thận; sau đó phóng thích trực tiếp vào máu. Có chức năng phục vụ các chất trung gian đồng thời truyền tải lượng xung thần kinh đến các cơ quan khác nhau (ảnh: aihealth.vn).

Thông thường, khi xuất hiện tiếng động lạ, đột ngột, bất ngờ sẽ khiến người ta giật mình. Quá trình phản ứng sẽ bắt đầu từ tai đến cơ quan cảm nhận sau đó dẫn truyền xung thần kinh đến trung ương não bộ, tại đây các phản ứng trả lời cho kích thích sẽ được đưa ra.

Mức độ phản ứng giật mình sẽ phụ thuộc vào độ bất ngờ, đột ngột của các mối nguy hiểm. Các phản xạ có độ trễ nhỏ hơn khoảng 10 mili giây, giúp phản ứng diễn ra kịp thời. Đôi lúc, hiện tượng giật mình sẽ làm rối loạn nhịp thở, khiến người ta có cảm giác “đứng tim”.

Mời độc giả xem thêm video