Xôi vị có nhiều màu sắc bắt mắt và mùi thơm đặc trưng. Cùng Mucwomen tham khảo 3 cách nấu xôi vị thơm ngon, dẻo bùi này nhé!

Giống với bánh ít, bánh ú, bánh bò … xôi vị là loại bánh xôi thường được những gia đình ở miền Tây dùng trong các dịp cúng giỗ, đãi khách… Với vị xôi ngọt, dẻo thơm mùi vani, vừa ăn vừa nhâm nhi nước trà, món ăn sẽ đem đến cho người thưởng thức cảm giác lạ miệng, ăn xong lại muốn ăn thêm miếng nữa. Món xôi vị có màu trắng của gạo nếp, màu xanh của lá dứa hoặc màu tím của nếp cẩm.

1. Xôi vị miền Tây

Nguyên liệu làm xôi vị miền Tây

  •  Gạo nếp: 500 gram
  •  Dừa nạo sợi: 150 gram
  •  Đường: 200 gram
  •  Mè và đậu phộng đã rang chín: 50 gram
  • Lá dứa: 5 gram (1 bó)
  •  Bột tai vị: 3 thìa canh (hoặc bột hoa hồi).
Cách nấu xôi vị dẻo thơm với 3 công thức đơn giản, day nau an nhung mon don gian, hay nhất.
Xôi có thành phần chính là gạo nếp, có hàm lượng tinh bột cao.

Cách nấu xôi vị miền Tây

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Trước tiên, vo sạch gạo nếp rồi để lên rổ cho ráo nước.
  • Lá dứa cũng rửa sạch, sau đó cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn với một chút nước. Xay xong cho ra một cái ray, lượt qua lượt lại để lấy phần nước.
  • Cho gạo nếp đã vo vào ngâm với nước lá dứa vừa xay. Ngâm tầm 2-3 tiếng cho gạo nếp được ngấm màu xanh từ lá dứa.
  • Phần dừa nạo đem hòa với một chút nước ấm rồi vắt lấy hết nước cốt dừa ra ngoài. Sau đó sử dụng rây lọc lại một lần nữa. Có thể thay ray bằng khăn trắng mỏng rồi vắt mạnh tay cho đến khi nước cốt dừa chảy ra hết.
  • Thoa một lớp dầu ăn mỏng vào khuôn để xôi không bị dính vào.
sơ chế lá dứa, cách lấy màu, không cần máy xay, trữ đông, không bị đắng, chọn lá, thơm được lâu.
Cây lá dứa có tên khoa học là Pandanus Amaryllifolius, thuộc họ Pandanaceae – là họ cây dứa dại, dùng làm gia vị trong ẩm thực (ảnh: Thanh Nhã).

Bước 2: Hấp xôi

  • Nấu sôi nước trong nồi hấp hoặc xửng hấp. Vớt gạo nếp ra ngâm với nước lá dứa rồi cho vào nồi hấp cách thủy.
  • Quan sát đến khi nếp nở đều thì cho nửa phần nước cốt dừa vào trộn cùng. Sau đó tiếp tục hấp tầm 10 phút nữa cho xôi ráo nước.
  • Khi thấy xôi đã mềm và ráo nước thì tắt lửa và đổ xôi ra thau.

Bước 3: Cho vào xôi vào khuôn

  • Làm nóng chảo và thêm một ít dầu ăn vào. Sau đó đổ nốt nửa phần nước cốt dừa còn lại vào chảo, thêm bột tai vị và một chút đường, muối vào. Sau đó khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sền sệt lại là được.
cách làm khuôn xôi, ép đậu phụ, rau câu đẹp, bánh flan, nhanh chóng, bổ dưỡng dễ làm, bí kíp.
Lá dứa giúp làm giảm lượng đường trong máu, giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ các bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Cho phần xôi đã hấp chín vào cùng với hỗn hợp trên, đảo đều và nhanh tay cho đến khi xôi không dính chảo thì tắt lửa.
  • Tiếp tục, cho một lớp đậu lạc và mè rang vào đáy khuôn. Cho tiếp phần xôi vừa xào vào, dùng thìa hoặc sạn ấn mạnh để xôi vào đều trong khuôn. Sau đó, cho thêm một lớp vừng và lạc rang lên trên rồi ép chặt xuống.

Thành phẩm món xôi vị miền Tây

Bày xôi ra đĩa và thưởng thức. Xôi vị có thể dùng ăn sáng hoặc dùng làm món khai vị đều phù hợp.

cách nấu xôi không bị nhão, bằng nồi cơm điện, phải làm sao, làm món gì, cách chữa đậu, kinh nghiệm.
Có thể cho thêm một chút muối vào gạo nếp trước khi hông xôi không chỉ làm cho món ăn thêm đậm đà, mà muối còn phần nào có vai trò giữ cho xôi được thơm ngon hơn và lâu hỏng hơn (ảnh chụp màn hình: giavihanhphuc.com).

2. Xôi vị ba tầng

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu xôi vị ba tầng

  • Nếp ngon: 1 kg 
  • Đậu xanh cà vỏ: 200 gram
  • Lá dứa: 50 gram
  • Lá cẩm: 100 gram
  • Hoa hồi: 1 gram (5 cánh)
  • Dừa nạo: 300 gram
  • Mè trắng: 100 gram.
Cách nấu xôi vị dẻo thơm với 3 công thức đơn giản, xem nau an nhat ban, tốt cho sức khỏe, bổ dưỡng.
Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, lá cẩm có tính bình, vị đắng nên có tác dụng tốt trong việc dùng chữa thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng.

Thực hiện cách nấu xôi vị ba tầng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Lá cẩm cắt nhỏ rồi cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước, một nửa hoa hồi đã giã nhỏ và 50ml rượu trắng. Khi thấy lá đã ngả màu tím than đẹp mắt thì tắt lửa.
  • Tiếp theo, chia gạo nếp thành 2 phần bằng nhau, một phần ngâm với nước lá cẩm vừa nấu. Thời gian ngâm tầm 2-3 giờ.
  • Với lá dứa cũng làm tương tự như lá cẩm. Rửa sạch lá dứa, sau đó nấu với 2 lít nước cùng với phần hoa hồi còn lại. Sau khi nước lá dứa ngả sang màu xanh thì tắt lửa. Sau đó, ngâm nốt số gạo nếp còn lại với nước lá dứa vừa nấu xong. Khi gạo nếp có màu xanh đẹp thì vớt ra để ráo.
lá cẩm nấu xôi mua ở đâu, mua la com nếp, tươi, hà nội, đà nẵng, ngũ sắc, hình ảnh, cách làm.
Có thể cho thêm 100 – 200ml nước lọc vào thau nếp để làm loãng màu lá cẩm thì khi nấu màu tím sẽ nhạt hơn. Hoặc nếu muốn màu tím sẫm thì không cần pha thêm nước lọc (ảnh chụp màn hình: bachhoaxanh.com).
  • Ngâm dừa nạo với nước ấm, sau đó dùng ray lọc để lấy nước cốt dừa (có thể điều chỉnh lượng nước cốt dừa theo khẩu vị sao cho đủ để nấu với lượng nếp).
  • Với đậu xanh, đem ngâm với nước tầm 2 tiếng cho đến khi đậu nở mềm. Sau đó sử dụng xửng hấp hoặc nồi hấp cách thủy. Nên cho một chút muối và vài thìa đường vào trộn đều để đậu xanh thấm đậm vị hơn.

Bước 2: Nấu xôi

  • Đun sôi lượng nước trong nồi hoặc xửng hấp, sau đó cho lượng gạo nếp đã ngâm với lá nếp cẩm vào nồi hấp trước. Quan sát khi nếp vừa nở, thì lấy một nửa 1/2 cốt dừa rưới đều lên bề mặt nếp đang hấp. Tiếp tục, cho một chút muối và đường vào trộn đều cho thấm gia vị. Hấp thêm tầm 10-15 phút cho đến khi nếp chín mềm là xong.
hấp xôi bằng xửng, cách nấu, nồi cơm điện, nồi chiên không dầu, giấy bạc, rổ nhựa, lá chuối.
Lá cẩm tươi sau khi mua về, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tuần hoặc có thể nấu lên như cách làm trên và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh rồi dùng dần cũng được.
  • Làm tương tự như thế với lượng gạo nếp đã ngâm lá dứa. Nấu sôi nước trong nồi hấp, cho gạo nếp vào xửng hấp. Khi nếp vừa nở, thì cho 1/2 phần nước cốt dừa còn lại vào và rưới đều lên bề mặt xôi. Thêm một chút muối và đường, trộn đều rồi hấp thêm vài phút cho đến khi nếp chín.

Bước 3: Xào xôi nếp cẩm và xôi lá dứa

  • Cho dầu ăn vào chảo chống dính (có thể thay chảo thường). Cho phần xôi đã hấp lá cẩm vào chảo. Xào cho đến khi xôi khô và không còn dính trên mặt chảo nữa là được. (Có thể thêm chút dầu chuối hoặc vani cho dậy mùi thơm)
  • Đối với phần nếp lá dứa, cũng thực hiện tương tự.

Bước 4: Cho xôi vào khuôn

các loại khuôn làm bánh ở đâu, giấy, bông lan, bằng chất liệu gì, silicon, nướng, tự, mua, thực hiện
Khi nhân đậu xanh đã có thể gom thành khối và không dính vào chảo, khi miết, nhân không bị chảy xệ là nhân đã đạt.
  • Trước tiên, cần thoa một lớp dầu ăn mỏng lên khuôn hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm đặt dưới đáy khuôn (Nếu không có khuôn, thì có thể dùng mâm hoặc tô để ép khuôn cho xôi đều là được).
  • Bỏ một lớp mè rang bên dưới khuôn, sau đó cho một lớp xôi đậu xanh đã nấu chín vào, dùng thìa đè cho xôi đều khắp khuôn.
  • Tiếp tục, cho đậu xanh đã hấp chín vào khuôn để làm nhân bánh. Sau đó cho phần xôi lá cẩm vào, rồi rải một lớp mè và đậu phộng rang lên trên, rồi dùng thìa ép mạnh để xôi được chặt và dàn đều khắp khuôn.

Thành phẩm món xôi vị ba tầng

Sau khi hoàn thành xong, xôi có ba màu rất đẹp mắt. Có thể cho vào khuôn có nhiều hình dạng khác nhau. Và cũng có thể cắt xôi theo hình dạng tùy thích.

Thành phẩm món xôi vị ba tầng, huong dan nau an don gian, tiết kiệm cho 1, 2 người, vợ chồng.
Trung bình 220gram đậu xanh sẽ có chứa 212 kcal (ảnh chụp màn hình: bepcuoi.com).

3. Xôi vị lá dứa đậu xanh

Nguyên liệu làm xôi vị lá dứa đậu xanh

  • Nếp ngon: 500 gram
  • Đậu xanh cà vỏ: 200 gram
  • Lá dứa: 50 gram
  • Hoa hồi: 5 gram (5 cánh) 
  • Dừa nạo: 300 gram
  • Mè trắng: 100 gram
  • Đậu phộng rang: 100 gram.
đậu xanh bóc vỏ có cần ngâm không, bao lâu thì nấu được, bằng nước nóng, để nấu chè, cách nấu.
Đậu xanh bóc nên mua những loại đậu có màu vàng tự nhiên, không quá vụn. Nếu ngửi thấy mùi hắc chứ không thơm thì nên bỏ qua vì có thể đây là đỗ kém chất lượng.

Cách nấu xôi vị lá dứa đậu xanh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đặt chảo lên bếp cho nóng và cho hoa hồi vào rang cho đến khi có mùi thơm và khô lại. Sau đó, cho nó trong một túi vải giã thật nhuyễn.
  • Rửa sạch lá dứa, cắt khúc nhỏ. Sau đó, nấu với 1 lít nước cùng với hoa hồi đã giã ở trên. Nấu sôi cho đến khi nước chuyển sang màu xanh đẹp mắt thì tắt lửa.
  • Tiếp theo, vo sạch gạo nếp và ngâm cùng với nước lá dứa vừa nấu. Nên ngâm tầm 1 – 2 tiếng để nếp có màu xanh (có thể tùy chỉnh thời gian tùy theo lượng gạo nếp sử dụng).
  • Dừa nạo đem trộn với một ít nước ấm, sau đó nhào cho nước cốt dừa chảy ra ngoài; rồi lượt nước cốt dừa qua ray hoặc sử dụng khăn trắng mỏng để vắt lấy phần nước cốt dừa.
  • Ngâm đậu xanh đã bóc vỏ vào nước lạnh để đậu nhanh mềm. Sau đó hấp cách thủy khoảng 15-20 phút cho đến khi đậu chín mềm. Trong khi hấp, nên cho một chút đường và một chút muối để đậu có vị ngọt hơn.
lá dứa nấu nước uống có tốt không, bị mờ mắt, cho sức khỏe, bệnh tiểu đường, phèn, giảm cân.
Lá dứa – nếp tươi hiện trên thị trường có giá dao động từ 40.000 – 50.000 vnđ/kg (ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).

Bước 2: Nấu xôi

  • Nấu sôi nước trong nồi hấp hoặc xửng hấp. Cho gạo nếp đã ngâm với lá dứa vào xửng hấp. Khi thấy nếp bắt đầu nở thì cho ½ lượng nước cốt dừa đã vắt vào, nên rưới đều nước cốt dừa lên xôi trong khi đang hấp. Rắc thêm một chút đường lên xôi và trộn đều cho xôi thấm. Hấp thêm tầm 10 – 15 phút cho xôi ráo nước thì tắt lửa.
  • Lấy phần nước cốt dừa còn lại cho vào chảo với một ít dầu. Thêm một chút đường cho vừa ăn. Sau đó xào toàn bộ hỗn hợp hơi sền sệt lại thì cho xôi đã hấp chín vào. Xào đều và nhanh tay cho đến khi xôi không còn dính chảo nữa là xong.
  • Phần đậu xanh đã hấp chín ở trên cũng làm tương tự, xào với lửa nhỏ đến khi ráo, mịn, không dính chảo.
cách sên nhân đậu xanh, lá dứa, làm bánh bao, bánh trôi nước, sữa dừa, làm vỏ bánh trung thu.
Đối với nhân đậu xanh chưa dùng đến, có thể bọc giấy màng thực phẩm nhân cẩn thận, cất vào ngăn mát tủ lạnh và khi cần sử dụng, thì lấy nhân và để ở nhiệt độ phòng cho nhân mềm là có thể dùng được.

Bước 3: Cho xôi vào trong khuôn

  • Thoa một chút dầu ăn lên khuôn, sau đó cho một lớp đậu phộng và mè rang thơm vào đáy khuôn. Cho tiếp một lớp xôi xừa xào chín vào khuôn, rồi ấn mạnh xôi để xôi ra đều khuôn.
  • Tiếp theo, cho một lớp đậu xanh đã nấu chín vào giữa làm nhân xôi, cũng phải ấn mạnh tay để đậu dàn đều ra. Cuối cùng, cho thêm lên một lớp xôi và một ít lạc rang và vừng lên trên. Dùng thìa ấn mạnh một lần nữa là hoàn thành món xôi.

Thành phẩm món xôi vị lá dứa đậu xanh

Món xôi sau khi hoàn thành sẽ có màu xanh đặc trưng của lá dứa và mùi thơm từ nhân đậu xanh. Thích hợp để làm món ăn nhẹ cho cả gia đình. Có thể thưởng thức cùng với một tách trà nóng.

Trung bình 1 gói Xôi vị có chứa 459 calo (ảnh chụp màn hình: mybanmai.com).

Trên đây là 3 cách nấu xôi vị hấp dẫn với vài bước đơn giản. Cùng tham khảo và đổi khẩu vị với món xôi truyền thống cho cả nhà thưởng thức nhé!