Mật mía không chỉ là một món nước chấm mà còn là nguyên liệu tạo nên hương vị độc đáo cho nhiều món ăn. Cùng Mucwomen tìm hiểu cách nấu mật mía theo hai công thức sau đây để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mình nhé.

Cách nấu mật mía đơn giản

Nguyên liệu

Nước mía nguyên chất là nguyên liệu đơn giản để nấu mật mía. Có thể mua nước mía tại các cửa hàng bán nước mía hoặc nếu có máy ép tại nhà thì có thể tự ép.

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị các dụng cụ nấu như nồi, muôi, bình đựng mật. Các dụng cụ nên rửa sạch và để thật khô trước khi nấu.

Cách nấu mật mía

Bước 1: Lọc nước mía

Các bước thực hiện cách nấu mật mía... Cách nấu mật mía đơn giản; Cách nấu mật mía từ đường phên;
Mía bắt nguồn từ năm 510 TCN. Thời ấy, dưới triều vị vua vĩ đại Darius I, Đế quốc Ba Tư hùng mạnh. Khi chinh phạt Ấn Độ, ông đã phát hiện thấy mía và viết: “Loại cây sồi đã mang lại mật ong mà không có ong” (ảnh: internet).

Khi mua ở ngoài, nước mía ép đã được lọc, loại bỏ cặn tương đối kỹ càng. Tuy nhiên, nếu muốn sạch; kĩ hơn thì có thể lọc lại nước mía lần nữa bằng vải hoặc sử dụng máy ép nước mía có sẵn ở nhà.

Bước 2: Nấu mật mía

Sau khi lọc nước mía sạch bã xong thì đổ mía vào nồi để nấu. Đun nồi nước mía với lửa to cho nước mía sôi hẳn lên rồi cho nhỏ lửa lại. Sử dụng muôi vớt những lớp bọt nổi lên ra khỏi nồi nước mía.

Nguyên liệu cho cách nấu mật mía.... Sơ chế nguyên liệu cho cách nấu mật mía chấm bánh gio;
Mật mía có các chất dinh dưỡng như: carbonhydrat, nhiều acid amin. Có vai trò quan trọng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; vitamin B1, B2, B6, C; các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… (ảnh: internet).

Tiếp tục, sử dụng đũa hoặc muôi đảo đều tay nước mía trong khi nấu cho đến lúc nước mía cô lại thành chất lỏng đặc có màu vàng nâu trong là ổn. Đây là một trong những bước quan trọng; bởi vì mật sẽ bị cháy khét nếu để lửa quá to; dẫn đến chất lượng mật khi nấu. Khi nấu có thể cho thêm chút gừng vào để tạo vị mật có độ cay thanh thanh.

Bước 3: Cho mật mía vào hộp đựng

Sau khi nấu mật mía xong thì để cho nguội rồi cho vào bình đã chuẩn bị sẵn. Nên sử dụng vật đựng mật bằng thuỷ tinh như chai, lọ hoặc bình thủy tinh để có thể giữ mật có mùi vị lâu hơn.

Mật mía có màu sắc đậm đà hấp dẫn... Cách nấu chè mật mía;
Các nghiên cứu cho rằng mật mía giúp duy trì được lượng đường trong máu, nó giúp làm chậm quá trình chuyển hóa glucose và carbohydrate (ảnh: internet).

Cách bảo quản mật mía cũng không phức tạp; chỉ cần để mật mía ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh tiếp xúc của ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp là có thể sử dụng trong khoảng 3 tháng hoặc hơn.

Cách nấu mật mía với vôi trắng

Nguyên liệu

  • Nước mía ép :1 lít
  • 1/3 thìa cà phê vôi trắng

Chuẩn bị

1 chiếc nồi gang hoặc inox dày đáy (chú ý là nước mía bằng một nửa nồi tránh khi nước mía sôi và xủi bọt sẽ trào ra ngoài gây khét và ảnh hưởng đến mùi mật mía).

Cách nấu

  • Hoà vôi và lấy phần nước vôi trong, tầm khoảng 100ml
  • Cho nước vôi trong và nước mía vào nồi đun cho sôi tới khi xủi bọt
  • Hớt hết bọt ra ngoài và vặn nhỏ lửa
  • Trước khi đun nóng, cho vôi vào nước mía đến trung tính tránh được chuyển hóa đường sacaroza. Nếu cho vôi đều có thể tránh được sự phân gia của đường.

Nước mía bớt trào bọt mà lại sệt sệt thì lấy bát nước trắng thử nước đường. Nhỏ vài giọt mật vào bát nước thấy tan thành vòng tròn, tan chậm là được. Nếu giọt mật đóng thành hạt là cô đặc quá đổ ra ngoài sẽ thành đường bánh (loại đường phên ngày xưa hay dùng để gói bánh chưng hoặc bánh trôi).

Mật mía đối với sức khỏe

Mật mía được sử dụng từ lâu đời. Thổ dân Úc từ xưa đã dùng mật mía để chữa và ngăn ngừa bệnh; nhưng hiện giờ đường công nghiệp được sử dụng rộng rãi; phổ biến nên ít người chú ý đến mật mía.

Tác dụng mật mía đối với sức khỏe... Tác dụng của chè xanh và mật mía;
Mật mía có thể duy trì nồng độ hemoglobin khỏe mạnh và có tác dụng nuôi dưỡng tóc được chắc khỏe, ngăn ngừa tóc bạc (ảnh: internet).

Tác dụng của mật mía

  • Các chất dinh dưỡng có trong mật mía: carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; vitamin B1, B2, B6, C; các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric…
  • Theo Đông y tính mát của mật mía, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí, nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.
  • Thực nghiệm cho thấy, mía chứa nhiều loại đường, có tác dụng ức chế các khối u ác tính.


Cách dùng mật mía

  • Dùng pha trà xanh. Uống rất thơm mà không bị say chè.
  • Dùng mật nấu chè lam. Món này thơm nức mũi mà vị thanh nhẹ chứ không ngọt như đường kính trắng mà còn cho màu rất đẹp.
  • Pha trà hoa.
  • Trong nấu ăn mình cũng hay dùng đường mía hoặc mật mía.
  • Mật mía là giải pháp rất tốt cho gia định nào có người cao tuổi hoặc kiêng đường.

Trên đây là thông tin chia sẻ về hai cách nấu mật mía đơn giản tại nhà để mọi người có thể tham khảo và áp dụng. Cách nấu mật mía cũng không quá phức tạp nhưng lại có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, vì vậy nếu có thời gian nên làm để sử dụng dần.