Những con cá lóc khủng sẽ ẩn mình dưới lớp bùn khi va phải các thanh sắt của côn và ‘thợ săn’ sẽ mang nơm đến tóm gọn chúng.

Góc bình luận về cách bắt cá lóc khủng độc đáo ở miền Tây

Bình luận của người xem video:

– Quê tôi kéo lưới gạch (buộc gạch vào sợi dây) hai người hai đầu kéo, cá đụng vô gạch sẽ chúi xuống bùn sùi tăm lên, chỗ nào thấy sùi tăm là mang nơm đến úp.

– Công việc của tôi ngày xưa. Biết bao kỹ niệm!

– Sao biết ngay chỗ đó mà xuống bắt hay vậy ta.

– Hồi xưa cực kỳ thích bắt cá kiểu này. Nhưng cũng hồi hộp vì sợ chụp phải rắn, té xỉu!

– Mới biết kéo côn là vậy. Lưới côn to chỉ chuyên bắt cá to.

– Bắt kiểu này thú vị và giữ an toàn cho những cá nhỏ.

– Ồ hay quá! con cá đầu tiên to thật đấy!

– Đánh bắt bằng phương pháp thủ công như này thì hay biết mấy. Hãy chung tay từ bỏ lưới cào với chích điện.

– Chỉ cần cây tre bụt 2 đầu 2 sợi dây 2 người kéo hai đầu đi song song với nhau để cây tre nổi trên mặt nước con cá thấy cái bóng cây tre nổi trên mặt nước là nó chui xuống bùn trốn bùn nổi tăm lên thế là lấy nơm lại nhốt vào đó mà bắt. Với điều kiện ruộng phải lầy cá mới chui xuống bùn trốn được.

– Xem những cách bắt cá như thế này thấy được sự sáng tạo của nông dân còn cái vụ xiệt cá thì thật là phá hoại môi trường.

Video ghi lại cách bắt cá lóc khủng độc đáo ở miền Tây

Nguồn video: VnExpress.

Cá cũng biết đau như con người

Cá có cảm thấy đau khi mắc vào lưỡi câu không? Kết quả một cuộc nghiên cứu của Đại học Purdue (Mỹ) đã khẳng định là có.

Trước đây, một số nhà khoa học cho rằng cá chỉ phản ứng với cơn đau, nhưng loài này không thực sự cảm thấy đau một cách có ý thức như con người.

Video: Cách bắt cá lóc khủng độc đáo ở miền Tây
Cá cũng biết đau như con người

Theo khoahoc.tv, trong một nghiên cứu mới do Live Science thực hiện, một nhóm chuyên gia đã tiêm morphine vào một nhóm cá và tiêm giả dược cho nhóm còn lại. Sau đó, con cá có cảm giác bị đốt cháy nhưng không thực sự gây ra bất kỳ tổn hại nào về thể chất. Cả hai nhóm cá đều có phản ứng vặn vẹo thân thể giống nhau.

Tuy nhiên, nhóm cá sử dụng morphin sau đó vẫn hoạt động bình thường như không có chuyện gì xảy ra; trong khi nhóm cá còn lại tỏ ra vô cùng cảnh giác và sợ hãi. Do đó, các nhà khoa học kết luận rằng cá cũng biết đau giống như con người.