Mâm cơm đã dọn ra sẵn sàng, chỉ chờ nhân vật “nữ chính” xuất hiện để cùng ăn. Thế nhưng tất cả chỉ còn là mơ ước khi nắp nồi cơm được mở ra.

Video ghi lại sự việc

Nguồn video: VnExpress.

Góc bình luận “Nỗi niềm không chỉ của riêng ai”

Hồi học lớp 1, tôi nấu cơm bếp củi, đun hoài mà không thấy sôi, mở nắp ra thấy cháy đen, mới nhận ra là khi vo gạo xong mà quên đổ nước vào.

Cười đau khổ không của riêng nhà ai! ))

Tui có lần cơm để lâu chưa bật nút nên gạo nở ra nhìn như cơm chín rồi vậy.

Mẹ kể ngày mới sinh mình, vừa từ bệnh viện về nên ba vừa tắm cho anh hai, vừa cắm nồi cơm điện và quên bấm nút nấu. Khi tới giờ ăn thức ăn đã có thì mở nồi cơm ra vẫn nguyên gạo nước. Mẹ biết ba bận nên chỉ động viên cả nhà đợi ba bấm lại nồi. Một tiếng sau chắc mẫm là xong thì mở ra nồi vẫn chưa nấu và lần này là ba lấy nhầm phích cắm của máy giặt, còn nồi thì không cắm….Đến nước này thì cả nhà đành ăn mì tôm luôn

Quan niệm ăn cơm nhiều gây béo phì đúng hay sai?

“Ăn cơm nhiều có thể gây béo phì” là một quan niệm đã làm cho không ít người gặp phải những vấn đề về sức khỏe khi cố tình loại tinh bột ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

Thực tế, tinh bột là thành phần dinh dưỡng chính trong các bữa ăn của con người từ xa xưa. Trong khẩu phần ăn của người Việt thì tinh bột cũng chiếm tỉ trọng tương đối cao. Nguồn thức ăn chính trong các bữa cơm gia đình xưa đa phần đến từ gạo, ngô, mì, khoai, sắn…Chiếm đến 80% năng lượng trong ngày.

Khi kinh tế có những bước chuyển thì con người dần chuyển sang sử dụng nhiều chất béo và đạm hơn. Tuy vậy, thói quen sử dụng nhiều thực phẩm từ tinh bột vẫn tồn tại.

Nguyên nhân thực sự gây béo phì

Viện Dinh Dưỡng Quốc gia khuyến cáo mỗi người chỉ nên nhận năng lượng từ chất béo không quá 25%; từ tinh bột là 55-65% và phần còn lại là từ chất đạm. Dựa vào tỷ lệ này, có thể thấy được rằng năng lượng chính của cơ thể được cung cấp bởi tinh bột. Các trường hợp béo phì, thừa cân đa phần đều do nguyên nhân nạp vào quá nhiều năng lượng.

Chỉ nên cắt giảm tinh bột khi cơ thể đã thừa cân

Thạc sĩ Tường Vi (Viện Dinh Dưỡng Quốc gia) nhận định rằng nguyên nhân khiến cho cơ thể thừa cân, béo phì là do năng lượng nạp vào từ ăn uống vượt quá mức so với phần năng lượng tiêu hao qua hoạt động thể chất. Chỉ khi cơ thể thừa cân thì khẩu phần ăn mới nên cắt giảm tinh bột; vì đây là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong bữa ăn.

Có nên giảm tinh bột và tăng chất béo, chất đạm cho khẩu phần ăn?

Việc cắt giảm tinh bột, tăng lượng chất béo và đạm, đặc biệt là các món thịt vẫn sẽ khiến năng lượng nạp vào tăng cao và kết quả sẽ làm cho cân nặng không có sự thay đổi. Theo đánh giá khách quan thì trong 1g chất đạm và 1g tinh bột có giá trị năng lượng tương đương nhau đều là 4 kcal.

Khi khẩu phần ăn có nhiều thịt, dù là thịt nạc thì cơ thể vẫn có thể nạp vào một lượng chất béo no từ động vật dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Mỗi gam chất béo cho 9kcal, có mức năng lượng cao dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng và làm tăng cân nhanh chóng.

Thực tế, cơ thể bị thừa cân không phải lúc nào cũng là do ăn nhiều tinh bột. Việc cân bằng được các thành phần dinh dưỡng bao gồm tinh bột, đạm và chất béo bổ sung cho cơ thể mới là yếu tố quyết định giúp cơ thể luôn cân đối và tràn đầy năng lượng.