Yêu thương cơ thể không chỉ là cảm xúc đơn thuần. Nó còn bao hàm sự biết ơn, trân trọng cũng như sự khoan dung với những khiếm khuyết của bản thân.
Sinh ra trên đời này đã không dễ dàng, yêu thương bản thân lại càng khó hơn. Sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cơ thể không được khỏe mạnh; hoặc một số bộ phận không được hoàn hảo, khiến không còn cảm thấy muốn chăm sóc, nâng niu bản thân. Đây là những cảm xúc hoàn toàn bình thường và có xu hướng gắn bó với chúng ta ở một số giai đoạn trong suốt cuộc đời.
Xem nhanh
Một số dấu hiệu cho thấy sức khỏe tinh thần đang bị tổn thương
1. Dành nhiều thời gian nghĩ về cơ thể dẫn đến căng thẳng
- Nếu dành thời gian quá nhiều để suy nghĩ về những khuyết điểm trên cơ thể và không thể tập trung vào những việc khác thì đây là một dấu hiệu cho thấy sự chán ghét bản thân đang ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bản thân.
- Ngay cả khi không dành hết thời gian để suy nghĩ tiêu cực về cơ thể; điều đó không có nghĩa là sức khỏe tinh thần của chúng ta không bị ảnh hưởng.
2. Luôn mặc cảm với ngoại hình của bản thân
Dysphoria là một trạng thái tâm lý bực bội hoặc không thỏa mãn. Cảm giác này thường xuất hiện ở nhiều khía cạnh của cuộc sống như tài chính, đời sống cá nhân, công việc hay là giới tính. Ngoài ra, nó cũng sẽ xuất hiện khi bản thân cảm thấy bức bối và khó chịu với cơ thể; khiến chúng ta phải ép bản thân thực hiện những bài tập thể dục thể thao quá sức với mong muốn thay đổi ngoại hình của mình.
Bên cạnh đó, body dysmorphia (chứng mặc cảm ngoại hình) là một trạng thái tâm lý tiêu cực khi bản thân quá ám ảnh hoặc quá chú ý đến những khiếm khuyết nhỏ trên cơ thể. Mặc dù mọi người xung quanh không để ý hoặc không thấy bất kỳ khuyết điểm nào; nhưng mình vẫn cho rằng ngoại hình thật sự không hoàn hảo. Luôn cho rằng một vài bộ phận của mình có kích cỡ to hơn so với người khác, trong khi lại không phải như vậy.
Những người bị tình trạng này thường không thể loại bỏ suy nghĩ rằng toàn bộ cơ thể của họ; hoặc một vài bộ phận nhỏ, có vấn đề khiến họ không thể chấp nhận được. Điều này đôi lúc dẫn đến rối loạn ăn uống.
3. Có suy nghĩ tiêu cực khi mọi người bàn luận đến chủ đề về ngoại hình
Bình thường, nếu chỉ đơn giản là khó chịu khi ai đó nhận xét về ngoại hình của mình, điều đó không có nghĩa là bản thân đang ghét cơ thể của mình. Nhưng nếu lời nhận xét đó khiến mình khó chịu, ám ảnh tâm trí trong nhiều ngày; hoặc khiến có ác cảm với người đó; thì đây là dấu hiệu cho thấy sự chán ghét cơ thể đang gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của bản thân.
Làm thế nào để yêu thương cơ thể của mình nhiều hơn?
Không có gì lạ khi chúng ta không hài lòng hoặc bế tắc về ngoại hình của bản thân. Tuy nhiên, có nhiều cách để bắt đầu nuôi dưỡng tình thương và sự chấp nhận ngoại hình cơ thể của mình. Khi bắt đầu hình thành các suy nghĩ tích cực về ngoại hình của mình; thì sẽ cảm thấy bản thân là một phiên bản hài lòng hơn và hạnh phúc hơn.
1. Nghĩ đến những điều cơ thể có thể làm được
Các suy nghĩ tiêu cực khiến chúng ta quên mất cơ thể có thể hoạt động tốt như thế nào. Khi nhận ra rằng bản thân vẫn còn khỏe mạnh và có thể làm được nhiều việc, đó là lúc cảm thấy biết ơn, trân trọng và nâng niu cơ thể của mình nhiều hơn.
2. Bản thân có đang hít thở không?
Nếu câu trả lời là có, điều đó có nghĩa là vẫn còn khỏe mạnh; vẫn sống và nhận thức được thế giới xung quanh. Mỗi ngày, phổi của chúng ta vẫn hoạt động tích cực để tiếp nhận oxy, đảm bảo sự vận hành của toàn bộ cơ thể; giúp chúng ta luôn khỏe mạnh. Trước mắt còn rất nhiều điều đang chờ chúng ta trải nghiệm; nhờ cơ thể này mà có thể tiếp tục tận hưởng cuộc sống; sẵn sàng chào đón nhiều điều bất ngờ trong cuộc sống của mình.
3. Đôi mắt có nhìn rõ không?
Nếu câu trả lời là có, thì vẫn còn may mắn và có cơ hội tận mắt chứng kiến những điều kỳ diệu trên đời; khám phá những điều chưa ai biết đến; và ngắm nhìn những kỳ quan hùng vĩ.
4. Đôi chân vẫn còn đi được không?
Nếu câu trả lời là có, thì vẫn có cơ hội di chuyển khắp nơi, đặt chân đến những nơi mà chúng ta khao khát khám phá, tự do du lịch đây đó để làm giàu trải nghiệm của bản thân.
Có vô số câu hỏi mà chúng ta có thể tự đặt ra để từng bước hoàn thiện bản thân trong hành trình chữa lành và yêu thương cơ thể mình. Một khi nhận thức được những điều tuyệt vời mà cơ thể có thể thực hiện; thì sẽ tiến gần hơn đến việc chấp nhận bản thân và biết ơn những gì chúng ta đang có; để có thể sống hạnh phúc và bình yên hơn trong cuộc sống.
5. Yêu thương cơ thể bằng cách biết chấp nhận những gì mà cơ thể làm được
Bất kể cơ thể trông như thế nào hoặc nếu có một số điểm chưa hoàn hảo; thì nên tập trung vào những gì bản thân vẫn có khả năng làm được. Có thể học cách ăn uống một cách khoa học hơn hoặc không ép bản thân thực hiện các bài tập thể dục quá sức.
Khi học cách chấp nhận những gì bản thân có thể làm; thì sẽ đồng cảm hơn và ít phán xét người khác hơn; đồng thời giúp giảm bớt căng thẳng.
6. Tử tế với cơ thể của bản thân
Để chúng ta mạnh mẽ và khỏe mạnh bước đi trong cuộc sống; cơ thể đã làm việc chăm chỉ ngày đêm, sử dụng tất cả các tế bào và cơ quan; đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru. Vậy nên, cơ thể đáng được nâng niu, xoa dịu để tiếp tục phấn đấu trong những tháng ngày sắp tới. Nên dành chút thời gian trong ngày để ngâm mình trong bồn nước nóng; nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi; ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như một cách để nạp năng lượng cho bản thân.
7. Tham gia vào những hoạt động giải tỏa stress
Tìm cách đối phó và giảm stress là chìa khóa để cải thiện và phát triển sức khỏe. Những hoạt động thiền, tập thở hay đi bộ giúp chúng ta giải tỏa đầu óc; và hạn chế những suy nghĩ tiêu cực luôn thường trực. Các hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng cũng giúp suy nghĩ tích cực và thấu đáo hơn về cơ thể; xua tan mặc cảm về ngoại hình của mình.
8. Tự tin vào bản thân
Nên có niềm tin vào khả năng của chính mình. Bản thân chúng ta có thể tạo ra những thay đổi quan trọng cho mình. Khi làm một việc gì đó; thì nên đặt hết tâm huyết của mình và hình dung ra những kết quả tốt đẹp sẽ đạt được.
Hãy luôn yêu thương cơ thể và chăm sóc nó đúng cách; thì tinh thần của chúng ta nhất định sẽ luôn rạng rỡ, cuộc sống vì thế mà trở nên tích cực hơn.