Rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn rau mồng tơi quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể.

Rau mồng tơi có nhiều chất pectin giúp kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng, làm chậm quá trình hấp thụ chất béo. Loại rau này thích hợp cho người muốn giảm cân, người bị rối loạn mỡ máu, phụ nữ có thai và cho con bú. Mặc dù rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng nhiều vẫn có thể để lại ảnh hưởng cho cơ thể. Theo lương y Bùi Hồng Minh, có nhiều sai lầm khi ăn rau mồng tơi mà các gia đình cần tránh.

7 điều cần lưu ý khi ăn rau mồng tơi

1. Không ăn quá nhiều rau mồng tơi cùng một lúc

Theo y học cổ truyền, rau mồng tơi được dùng như một vị thuốc tự nhiên giúp hạ nhiệt cơ thể; nhờ tính hàn nên có tác dụng nhuận tràng và chống táo bón rất tốt. Nhưng nếu người bị tiêu chảy, phân lỏng mà ăn nhiều rau mùng tơi sẽ gây phản tác dụng; khiến tình trạng tiêu chảy ngày càng nghiêm trọng hơn.

Người bệnh gút nếu ăn nhiều rau mồng tơi sẽ khiến tình trạng đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng hơn do khả năng tích tụ axit uric bên trong cơ thể.

Không ăn quá nhiều rau mồng tơi cùng một lúc
Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa; tuy nhiên nếu ăn quá nhiều rau mùng tơi cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu (ảnh chụp màn hình: eva.vn).

Bên cạnh đó, những người khỏe mạnh nếu ăn quá nhiều loại rau này cùng một lúc sẽ khiến cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém do trong rau có chứa hàm lượng axit oxalic cao. Đây là chất hóa học có khả năng liên kết với canxi và sắt; khiến cơ thể khó hấp thụ những chất dinh dưỡng quan trọng khác.

2. Không ăn rau mồng tơi khi mới lấy cao răng

Vì trong rau mùng tơi có chứa axit oxalic, không bị hòa tan trong nước mà có thể bám vào răng. Nó có thể khiến răng bị ố vàng, xỉn màu, tạo mảng bám. Do đó, nếu vừa mới lấy cao răng, thì cần đợi 1 – 2 tuần mới được ăn.

Không ăn rau mồng tơi khi mới lấy vừa cao răng
Những người mới lấy cao răng được khuyên là không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần.

3. Không nên ăn rau mồng tơi còn sống

Mồng tơi có tính hàn nên nếu ăn sống sẽ khiến bị đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, nấu chín rau mồng tơi sẽ khiến cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Do vậy, dù thích đến đâu, thì cũng không được ăn sống loại rau này.

4. Không kết hợp rau mồng tơi nấu chung với thịt bò

Thịt bò và rau muống là hai loại thực phẩm kỵ nhau; nếu kết hợp cùng nhau sẽ mất đi tính nhuận tràng và khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Những người đang bị táo bón nếu kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Không kết hợp rau mồng tơi nấu chung với thịt bò
Không nên nấu chung rau mồng tơi với thịt bò vì thịt bò sẽ làm giảm tính hàn, trơn nhầy của rau mồng tơi.

5. Không nên ăn rau mồng tơi để qua đêm

Rau mồng tơi là một trong những loại rau có chứa một lượng lớn nitrat nên sau khi nấu chín mà không ăn luôn, bảo quản trong môi trường nhiệt độ phòng sẽ khiến rau sinh sôi vi khuẩn, nitrat sẽ tạo thành nitrit – một chất gây nên ung thư thực quản, dạ dày và các bệnh về hệ tiêu hóa.

6. Không ăn khi đang bị sỏi thận

Mồng tơi chứa nhiều chất purin, sau khi ăn sẽ chuyển hóa thành axit uric; làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do vậy, người bị phải sỏi thận nên tránh ăn loại rau này.

Những điều cần lưu ý khi ăn rau mồng tơi để tránh gây hại cho sức khỏe
không nên ăn rau mồng tơi khi mắc bệnh sỏi thận, không ăn quá nhiều để giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận (ảnh chụp màn hình: bachhoaxanh.com).

7. Không ăn khi bị tiêu chảy

Rau mùng tơi có một lượng lớn chất xơ có thể làm cho dạ dày khó chịu khi ăn quá nhiều. Những người bị tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài phân lỏng không nên ăn rau muống vì có tính hàn; ăn vào sẽ khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi ăn rau mồng tơi. Cùng tham khảo để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.