Hôn nhân hạnh phúc là khi cả hai cùng vì nhau mà cố gắng. Nếu cuộc hôn nhân vượt qua được 6 giai đoạn thử thách này thì sẽ luôn bền chặt và hạnh phúc.

Sau khi kết hôn, không phải là tình cảm của hai người đã phai nhạt và không còn yêu nhau; chỉ là bởi có quá nhiều bộn bề của cuộc sống khiến cho mối quan hệ giữa hai người đã thay đổi một cách vô thức, từ tình yêu đến hôn nhân. Sau khi kết hôn, có 6 giai đoạn thử thách hầu như các cặp vợ chồng nào cũng phải đối mặt; nếu cả hai cũng nhau vượt qua được thì hôn nhân sẽ mãi bền vững.

6 giai đoạn thử thách hôn nhân, nếu vượt qua được sẽ mãi hạnh phúc

Giai đoạn thử thách đầu tiên: Chỉ trích lẫn nhau

Việc phê bình và chỉ trích lẫn nhau giữa các cặp đôi đang yêu là điều ít xảy ra; nhưng trong các cuộc hôn nhân, thì điều nay lại phổ biến. Bởi vì, hôn nhân là dung hòa rất nhiều thứ trong đó, không chỉ là tình yêu. Và không ai có thể đảm bảo rằng bản thân chưa từng mắc sai lầm, nên việc phê bình lẫn nhau thường chỉ gây sức mẻ tình cảm…

Ai cũng thường cho mình là đúng, và rất ít lắng nghe thấu đấu ý kiến của người kia. Một khi thiếu sự tu dưỡng ở bản thân, thì hôn nhân sẽ là mối quan hệ dễ bị sức mẻ đầu tiên, phản ánh sự yếu kém trong tính cách của chúng ta. Khi chúng ta muốn góp ý nhau, hãy cố gắng đừng làm tổn thương họ nhưng vẫn có thể giúp đối phương nhận ra khuyết điểm.

Giai đoạn 1: Chỉ trích lẫn nhau
Một khi thiếu sự tu dưỡng ở bản thân, thì hôn nhân sẽ là mối quan hệ dễ bị sức mẻ đầu tiên,

Đừng bao giờ đẩy mâu thuẫn lên cao trào thành những cuộc cãi vã vô ích. Đừng đặt cái tôi của mình cao hơn tất cả; đặc biệt là phụ nữ nên mềm mỏng và nhu mì thì mới có thể giữ lửa ấm cho gia đình. Đừng khẩu khí cao hơn đàn ông sẽ dễ đẩy cuộc hôn nhân vào đường cuộc quá sớm.

Lấy nhu thắng cương, học đức của nước mới có thể thắng được tất cả. Bản tính của phụ nữ vốn là dịu dàng, mềm mại, uyển chuyển và bao dung; hãy phát huy bản chất ấy để giữ cho hôn nhân bền vững vượt qua giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Xa lánh nhau

Sau thời gian trải qua những hoàn cảnh bộc lộ sự khác biệt trong suy nghĩ và quan điểm sống mỗi người. Có nhiều người rất cố chấp, không chịu nghe lời khuyên từ người kia; mà bắt đầu có xu hướng im lặng, bất mãn và trở nên xa lánh.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, điều này xảy ra 80% ở đàn ông. Đa số họ sẽ khá cứng đầu bảo thủ, và chọn cách xa lánh vợ, không chịu đối mặt với vấn đề để giải quyết trực tiếp. Trong lúc này, cách tốt nhất là cả hai đừng nên đôi co qua lại quá nhiều; mà hãy chờ và chọn đúng thời điểm khi cả hai đều bình tĩnh hãy tiếp tục câu chuyện.

Khi một người cố xa lánh, một người cũng thả trôi… Thì có lẽ ở xã hội hiện đại, cuộc hôn nhân đó đang ở gia đoạn báo hiệu xấu. Nên cần có sự bao dung cho nhau, khi một người xa lánh; người kia cần tìm cách phá đi sự dán cách đó. Bởi vì, suy cho cùng, ai cũng vì không vượt qua được cái tôi của mình mà chạy trốn; chứ không phải vì không còn tình cảm.

Giai đoạn 3: Ngoại tình trong tư tưởng

Sau một thời gian trải qua những biến cố trong hôn nhân; một trong hai người sẽ mệt mỏi và có sự dao động về tình yêu. Nếu lúc đó, sự xuất hiện của người thứ 3 là xúc tác mạnh mẽ cho sự bất hòa. Việc vợ hay chồng phải lòng người thứ 3 kể cả trong tử tưởng hay hành động, thì điều này quá nguy hiểm nếu không có sự cân nhắc và quay đầu sớm.

Thật ra, cảm xúc nhất thời là điều khó tránh khỏi khi một người đang bị tổn thương và thiếu sự quan tâm. Khi trong lòng cảm thấy mệt mỏi với tình yêu hiện tại; thì việc mong muốn có một sự yêu thương khác bù đắp là rất dễ xảy ra.

Giai đoạn 3: Ngoại tình trong tư tưởng
Khi trong lòng cảm thấy mệt mỏi với tình yêu hiện tại; thì việc mong muốn có một sự yêu thương khác bù đắp là rất dễ xảy ra.

Nhưng nhớ rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng và dùng lý trí để nhận thức được cái được và mất của mình. Đừng vì sự nhất thời mà hối tiếc ở tương lai. Hôn nhân không phải là tình yêu con trẻ để dễ dàng bắt đầu rồi kết thúc; bởi nó đã dung hòa rất nhiều thứ vào trong đó.

Sự thủy chung là đức hạnh cần có ở mỗi người. Trong hôn nhân, thủy chung là yếu tố đầu tiên quyết định sự lâu dài và hạnh phúc hay không của nó. Trong văn hóa truyền thống, các giá trị đạo đức rất được coi trọng trong hôn nhân và gia đình. Thế hệ trẻ chúng ta càng cần học hỏi để không gây ra những ân hận cho bản thân và người bạn đời.

Giai đoạn 4: Không còn tôn trọng nhau

Một trong những vấn đề nguy hiểm nữa của mối quan hệ đã đi được chặng đường; đó chính là sự tôn trọng. Thông thường, khi qua nhiều lần mẫu thuẫn, tình cảm sức mẻ đi nhưng chưa được bù đắp, thì sự tôn trọng cũng dần phai nhạc đi.

Thiếu tôn trọng nhau là nguy cơ đổ vỡ lớn trong hôn nhân. Sự áp đặt, nghi ngờ, bạo lực, cư xử thiếu lịch sự, không nghe ý kiến của người kia, … là những biểu hiện của sự thiếu tôn trọng. Đôi khi còn thể hiện qua những lời chỉ trích, coi thường ý kiến, bắt đầu có những mối quan hệ khác quan trọng hơn vợ/chồng. Những lúc này, cả hai cần bình tĩnh và suy nghĩ lại một cách nghiêm túc về trách nhiệm trong hôn nhân của mình.

Chỉ có sự tôn trọng mới có thể có sự thoải mái, yêu thương và hạnh phúc. Không ai có thể đi yêu người đã không tôn trọng mình, có chăng chỉ là nhất thời mà thôi. Hôn nhân thì không thể, vì đó là một chặng đường dài đã trải qua bao sóng gió của gia đoạn tình yêu đôi lứa.

Giai đoạn 5: Áp lực từ cuộc sống – Giai đoạn thử thách dài nhất

Tình yêu bao giờ cũng đẹp hơn hôn nhân ở giai đoạn này. Nào là con cái, cơm áo gạo tiền, tài chính, của cải, tiết kiệm, bên nội bên ngoại… Những thứ đó đủ để cãi vã suốt ngày dẫn đến sự mệt mỏi và áp lực tâm lý. Nhiều người không vững tâm lý rất dễ bị phát điên và không kiểm soát nổi bản thân. Nhiều người đã không thể vượt qua nổi giai đoạn này mà phải để hôn nhân ra đi.

Tuy nhiên, dù là ở hoàn cảnh nào thì những áp lực từ cuộc sống là tất yếu. Sao không chọn cách cùng nhau san sẽ, cùng nỗ lực vượt qua, sức hai người bao giờ cũng hơn một. Đừng bao giờ quên rằng thử thách là điều không thể thiếu hun đúc nên cuộc hôn nhân bền chặt.

Không có gió buồm đâu thể giương cao; không có thử thách sao biết mình có vượt qua được hay không. Chỉ có đối mặt với cuộc sống ta mới có thể tận dụng tốt nhất hoàn cảnh là tôi rèn bản thân. Và thử thách dành cho hôn nhân, là cần sự cố gắng cả hai người.

Giai đoạn 6: Chấp nhận và tha thứ cho lỗi lầm của nhau

Đây là giai đoạn cuối, khi chúng ta đã vượt qua được 5 giai đoạn thử thách ở trên. Chúng ta đã hiểu được rằng sẽ chẳng bao giờ giải quyết được tất cả mọi việc êm xuôi theo ý muốn của mình. Chỉ có tìm cách bỏ qua để cuộc sống bình yên; biết chấp nhận hoàn cảnh; biết đủ và biết bao dung cho cái còn thiếu sót ở mỗi người.

Giai đoạn 6: Chấp nhận và tha thứ cho lỗi lầm của nhau
Nếu còn yêu còn thương, nếu còn nghĩa còn tình và trách nhiệm với gia đình; hãy sẵn sàng tha thứ cho nhau. (Ảnh nguồn: Internet)

Mỗi người sẽ có cách giải quyết những vấn đề trong tự thân của mình trước khi đối diện với đối phương. Cũng có thể tham khảo ý kiến bạn bè, người thân từng có kinh nghiệm trong hôn nhân để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho mình.

Nếu còn yêu còn thương, nếu còn nghĩa còn tình và trách nhiệm với gia đình; hãy sẵn sàng tha thứ cho nhau. Chấp nhận được cả cái tốt thì cũng phải chấp nhận cả cái xấu của người ấy; làm được vậy thì mới có thể cùng nhau đi tiếp một cách vui vẻ nhất.

Sau khi vượt qua 6 giai đoạn thử thách, ta sẽ nhận ra rằng mọi thứ thật ý nghĩa. Nếu không có khổ đau thì cũng không biết đâu là hạnh phúc.