Ngoài những nỗi lo cơm áo gạo tiền của cuộc sống, còn có 3 cái bẫy khiến đời người mệt mỏi. Nếu kiểm soát được nó thì sẽ tìm được niềm vui trong cuộc sống.

Cái bẫy đầu tiên: Bẫy dục vọng

Dục vọng là những ham muốn mà con người ai ai cũng có. Nó là thứ khó kiểm soát nhất. Ở nam giới thường biểu hiện ham muốn nổi trội hơn nữ giới. Nhiều người có thể kiểm soát được ham muốn; nhưng quả thật không ít người phóng túng dục vọng mà sa vào tệ nạn xã hội; tranh đấu ngược xuôi gây khó nạn, mệt mỏi cho cuộc sống.

Những ham muốn đó có thể là về danh tiếng (địa vị xã hội, quyền lực, chức vụ, ..); ham muốn lợi ích (tiền bạc, của cải, vật chất, ..); ham muốn tình cảm (tình cảm nam nữ, tình thân, bạn bè, …)

Cái bẫy đầu tiên: Bẫy dục vọng
Dục vọng luôn gia tăng theo cấp bậc như cái thang cuốn khiến chúng ta quên mất tận hưởng cuộc sống.

Người xưa có câu: “Lòng tham của con người là vô đáy” quả là không sai. Ví dụ như: khi không có tiền, chúng ta chỉ ham muốn kiếm đủ sống. Khi không có nhà, chỉ muốn có một không gian nhỏ. Nhưng khi đã có một số tiền nhất định, sẽ nghĩ đến việc kiếm nhiều tiền hơn. Khi đã có một ngôi nhà tử tế, sẽ nghĩ đến biệt thự, xe hơi. Thậm chí khi đã có nhiều tiền, xe hơi, sẽ muốn trở thành người tầng lớp giàu có, triệu phú,..

Một người vì không thể kiểm soát được dục vọng. Họ cảm thấy rằng mục tiêu theo đuổi của họ chưa được thỏa mãn. Vì vậy, những người bị mắc vào bẫy của dục vọng sẽ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, tinh thần bất an. Họ khao khát nhiều điều tốt hơn hiện tại và không có điểm dừng lại.

Cái bẫy thứ 2: Sự so sánh, đố kỵ

Trong nhiều mối quan hệ xã hội, sự khác nhau ở mỗi người dễ dẫn đến sự đố kỵ, so sánh lẫn nhau. Những người không có tiền sẽ bị so sánh với những người ít tiền hơn. Và những người có tiền sẽ bị so sánh với những người cùng đẳng cấp với mình. Những lời thị phi cũng là điều không tránh khỏi.

Khi một đứa trẻ lớn lên, ba mẹ chúng thường so sánh thành tích của con mình với đứa trẻ khác. Từ đã con người đã phải chịu nhận áp lực từ sự so sánh đó, mãi cho tới khi lớn lên. Và trong cùng một đơn vị, người ta sẽ so sánh mức lương và chức danh với nhau. Còn có sự so sánh về các mối quan hệ trong xã hội, …

Cái bẫy thứ 2: Sự so sánh, đố kỵ
Trong cùng một đơn vị, người ta sẽ so sánh mức lương và chức vị với nhau.

Trong xã hội ngày này, sự so sánh luôn xảy ra ở mọi hoàn cảnh, mọi giai tầng xã hội. Nếu bạn cảm thấy quá áp lực và mệt mỏi; bạn sẽ không thể tránh khỏi sự mất cân bằng tâm lý. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của mình không được như mong muốn. Điều này, có nghĩa rằng bạn đang mắc vào cái bẫy của việc so sánh lẫn nhau.

Thực tế là, mọi sự so sánh đều khập khiểng. Mỗi người đều có những điều kiện khác nhau: hoàn cảnh gia đình, tính cách, mục tiêu, lựa chọn,.. khác nhau thì kết quả đạt được cũng khác nhau.

Lão Tử nói: “Không tội nào lớn bằng có dục vọng, không hoạ nào lớn bằng không biết đủ”.

Cái bẫy thứ 3: Tự cho mình cao hơn người khác

Có người thích thể hiện, thích so sánh, thích theo đuổi những điều viển vông ngoài tầm với. Nên khi không đạt được sẽ tự nhiên cảm thấy chán nản và mệt mỏi.

Một số người thích tự cho mình là đúng và cảm thấy bản thân luôn giỏi hơn người khác. Ví dụ, dựa vào thân thế, địa vị gia đình trong xã hội, chức vụ, … nên tự bản thân tự cho mình cao hơn người khác. Người có tính tự cao tự đại thường cho mình giỏi hơn người; dễ có những quyết định thiếu thực tế và sai lầm.

3 cái bẫy khiến đời người mệt mỏi
Người có tính tự cao tự đại thường cho mình giỏi hơn người; dễ có những quyết định thiếu thực tế và sai lầm(ảnh minh họa: internet).

Với đàn ông, sự nghiệp là một điều quan trọng có thể xếp ở vị trí hàng đầu. Đa số đàn ông có tham vọng đều muốn tự khởi nghiệp, tự tạo dựng cơ ngơi riêng. Tất nhiên, đi kèm theo đó rất nhiều thách thức và áp lực. Mỗi người đều cần làm rõ mục tiêu phát triển của bản thân và mục tiêu nghề nghiệp của mình có phù hợp với khả năng hay không. Tránh đưa ra những quyết định vội vàng.

Những người đã mắc vào cái bẫy của sự tự cho mình cao hơn người, cho mình giỏi hơn người; sẽ không nhận ra ​​sai sót của bản thân. Những người này thường rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, khó có sự thanh thản trong tâm trí.

Đây là 3 cái bẫy lớn của đời người. Ai cũng vô tình mắc bẫy trong sự vô thức; hoặc nhận thức được nhưng không tự thoát ra được.

Làm sao để thoát khỏi 3 cái bẫy của cuộc đời này?

Nếu một người có thể thời thời khắc khắc đều tự khắc chế được những dục vọng của bản thân; thì người đó “không tu đạo mà đã ở trong đạo”. Họ có thể làm chủ được thân thể và tâm trí của mình; từ đó giúp bản thân không rơi vào những cái bẫy cuộc đời này…

Để có thể hạn chế những dục vọng và cân bằng được cuộc sống; hãy luôn hướng đến những điều tích cực, lành mạnh như: đọc sách, hòa mình vào thiên nhiên, thiền, yoga… Hãy luôn sống thiện lương và bằng lòng với những gì mình đang có.

Mỗi người hãy tự chọn cho mình cách thoát khỏi 3 cái bẫy khiến đời người mệt mỏi. Sự an lạc trong tâm hồn và bình an trong cuộc sống mới là quý giá!