“Nói nên chậm tâm nên thiện” là câu nói đã góp phần tạo nên một gia tộc họ Vương hiển hách. Được xưng là “Trung Hoa đệ nhất vọng tộc“.
- Tại sao con người luôn cảm thấy muộn phiền, sầu não?
- 10 ‘không’ – bí quyết của những cặp vợ chồng hạnh phúc
Xem nhanh
Xuất xứ của câu nói: Nói nên chậm tâm nên thiện
Suốt 1700 năm kéo dài từ triều đại Đông Hán đến Minh Thanh, gia tộc họ Vương đã bồi dưỡng được 36 Hoàng hậu, 36 Phò mã và 35 Tể tướng (theo ghi chép trong cuốn “Nhị thập tứ sử”). Gia tộc này do vậy đã trở thành một gia tộc hiển hách nhất trong lịch sử và được xưng hiệu là “Trung Hoa đệ nhất vọng tộc”. Điều khiến mọi người kinh ngạc hơn chính là trong gia quy của dòng tộc này chỉ có dựa vào vẻn vẹn 6 chữ Hán đó là: “Ngôn nghi mạn, tâm nghi thiện”; có thể hiểu là “Nói nên chậm tâm nên thiện“.
Nhưng chỉ với 3 chữ: “Ngôn nghi mạn” (nói nên chậm) mà đã có thể giúp thủy tổ của gia tộc họ Vương chính là Vương Cát; ông đã thuận lợi vượt qua đủ loại cửa ải hiểm ác chốn quan trường. Trong vòng 10 năm, từ khi ông từ một vị quan huyện trở thành một trọng thần của triều đình, la bậc danh thần Tây Hán. Sau đó, Vương Cát đã đem 6 chữ “Ngôn nghi mạn, tâm nghi thiện” này làm gia quy của dòng tộc họ Vương.
Từ đó về sau, Vương Cát liền đem 6 chữ này để ổn định lại làm gia quy nhà họ Vương. Để lại 6 chữ tạo phúc cho hậu thế gia tộc mãi sau này. Thế gian ai cũng khó tin rằng, vẻn vẹn 6 chữ gia quy có thể tạo nên kỳ tích trong lịch sử Trung Hoa.
Câu chuyện về 3 chữ “Nói nên chậm”
“Nói nên chậm” là bí kíp có được từ lúc Vương Cát theo Thất phẩm tri huyện điều nhiệm về Xương Ấp trong Vương phủ; ông đảm nhiệm chức ngũ phẩm trung úy. Lúc đi theo một ông lão chỉ đường đến nơi đó; Vương Cát đã được truyền dạy cho điều này. Xương Ấp Vương Lưu Hạ tuy là cháu ruột của Hán Vũ Đế; nhưng ông ta Lại hoang dâm vô độ, vui giận thất thường; thế nên bên cạnh toàn là những kẻ tiểu nhân chuyên nịnh bợ.
Do đó, Vương Cát luôn cảm thấy rất lo phiền, buồn rầu. Nhưng may mắn Vương Cát gặp được một ông lão đưa cho 3 chữ “ngôn nghi mạn” (nói nên chậm). Với 3 chữ này, Vương Cát đã an nhiên lần lượt vượt qua mọi gian khó. Ông đã có được danh tiếng tốt giữa chốn quan trường bởi phong thái và cách ăn nói của mình. Ông được Hán Tuyên Đế đề bạt lên làm chức Gián nghị đại phu; thành trọng thần đáng tin cậy của triều đình.
Lúc chúng ta gặp phải việc gấp là lúc nên phải giữ được bình tĩnh. Nếu có thể trầm lắng bình tâm mà suy xét, sau đó từ từ nói rõ sự tình không nên hấp tấp vội vàng. Để lưu lại cho người nghe một chút ổn định, bình hòa, chín chắn; không gây cho họ ấn tượng bị kích động. Điều đó sẽ làm người khác càng thêm tin tưởng vào chúng ta.
Nói chuyện cũng là một bộ môn nghệ thuật
Qua cách nói chuyện sẽ thể hiện tầm trí tuệ của người đó. Đặc biệt, người trẻ tuổi chưa đủ kinh nghiệm sống nên thường tâm chưa tĩnh; thường xuyên nói những chuyện gây hại người hại mình. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử có nói rằng:
”Chưa đến lượt nói mà đã cướp lời là phạm vào “Nóng” (ý nói nôn nóng, hấp tấp). Đến lúc cần nói mà lại im lặng không nói là “Ẩn” (ý là che giấu, lấp liếm). Chưa nhìn thấy sắc mặt người nghe, chưa phân tích hoàn cảnh mà đã nói lung tung, là “Mù” (ý là mù quáng), tất nhiên phạm sai lầm lớn.”
“Chưa tới lượt mình mà đã nói gọi là cướp lời”; cái này phạm vào tật xấu “nóng nảy”. Khổng Tử cũng thường cùng nói chuyện phiếm với đệ tử mỗi ngày về chuyện chí hướng. Tử Lộ tính tình nhanh nhảu, Khổng Tử còn chưa dứt lời mà anh ta đã tuôn một tràng. Tử Lộ không bao giờ nghĩ đến chuyện rằng chính vì cách nói chuyện của mình đã khiến cho thầy xoay lưng đi và thưởng cho anh ta một tiếng cười nhạt. Đây chính là sắc mặt không đổi nhưng đủ sức khiến người khác phải lạnh người.
Qua câu chuyện này, chúng ta biết được rằng cần hết mực cẩn trọng khi phát ngôn. Trong lịch sử đã có nhiều câu chuyện chứng mình về việc chỉ vì nói sai lời mà đắc tội với người khác. Dân gian có câu “uốn lưỡi ba lần trước khi nói”. Do vậy, chúng ta cần luyện tập cho mình một nhân cách điềm tĩnh.
Bài học từ ba chữ “Tâm nên thiện”
Vào năm 67 Trước Công Nguyên, Vương Cát lần thứ 2 trải qua Xương Ấp tính từ khi ông lão kia đã cho ông ta 3 chữ. Số là thăng chức lên cao nhưng Vương Cát bắt đầu lợi dụng chức quyền để trả đũa đối thủ. Thậm chí còn bày trò hành hạ khiến cho đối thủ chịu cảnh thảm bại. Có viên quan ghi chép sử, do bất đồng chính kiến mà đã bị Vương Cát buộc tội ác ý. Cuối cùng ông này bị bãi chức quan về quê ở; không lâu sau vì buồn bực mà qua đời.
Sau đó Ông lão khuyên can Vương Cát rằng sau này không nên chỉnh đốn hay làm hại ai nữa. Thay vào đó, hãy đối đãi với người khác một cách công bằng hơn. Về sau Vương Cát đã thay đổi cách hành xử và được nhiều người hoan nghênh, đổi lại ông cũng được bình an vô sự. Còn nghe nói rằng, ông lão cho Vương Cát bí quyết 6 chữ đó không ai xa lạ mà chính là Hán Vũ Đế; khi còn chưa thành danh, mang tên là Tể tướng Công Tôn Hoằng.
Tâm nên thiện – người giúp đỡ mọi người làm điều tốt tự sẽ có phúc báo. Mạnh Tử nói :”Quân tử lấy nhân ái làm chân tâm, lấy lễ nghĩa làm chủ tâm“. Bao dung với vợ, sẽ được vợ kính trọng. Yêu thương người, sẽ được người yêu thương lại. Kính trọng người, sẽ được người kính trọng lại.
Quy tắc 6 chữ gắn với sự trưởng thành của đời người
Vì sao quy tắc chỉ có 6 chữ này lại có tác dụng thần kỳ đến vậy?
Tuổi trẻ “nói nên chậm” mới giúp giảm thiểu những sai lầm không đáng có; sẽ tốt cho sự phát triển sau này của bản thân. Đến tuổi trung niên, tâm trí đã già dặn và am hiểu sâu sắc cuộc sống, thực lực cũng vững vàng; lúc này “tâm nên thiện”. Như vậy mới trở thành bậc trưởng lão có khí phách; được người đời kính nể và thế hệ trẻ noi theo.
Khi chúng ta có thể giữ cho mình một nguyên tắc nói chuyện như vậy, cũng sẽ có tác dụng tốt với người nghe. Và cũng không làm tổn thương người được nhắc đến. Im lặng là vàng, biết nói điều hay cũng không phải là việc dễ dàng.
Sáu chữ này nhìn thì đơn giản thôi nhưng ẩn chứa nội hàm vô cùng sâu sắc và nhân văn của người xưa. Có được 6 chữ này sẽ rèn được nhân cách điềm tĩnh, bình hòa, khí phách. Điều đó không còn là chuyện gì quá khó khăn.
Nguyên văn câu nói “Ngôn nghi mạn, tâm nghi thiện”; diễn nghĩa là “nói nên chậm tâm nên thiện”. Đây là bí quyết của một gia tộc danh giá đáng học hỏi.
Nguồn sưu tầm: trithucvn.org