“Không con nào chịu nhường con nào, 2 con dê này chắc cãi nhau đến tối luôn quá”, người xem hài hước bình luận.

Video ghi lại sự việc 2 con dê “cãi nhau” trong nông trại

Dê là một trong những loài gia súc được nhiều người chăm sóc, nuôi dưỡng vì dê mang lại giá trị kinh tế cao. Nhưng để dê sinh trưởng tốt, ít bệnh tật; trước khi nuôi dê bà con cần tìm hiểu kỹ về tập tính, đặc điểm sinh trưởng của dê.

Dê là loài gia súc được được nuôi nhiều ở nước ta; dê được nuôi để lấy thịt, lấy sữa hoặc nuôi sinh sản. Dê sống khắp mọi nơi từ vùng nóng như Châu Phi đến vùng lạnh như Châu Âu, từ đồng bằng đến đồi núi. Đây là loài động vật nhai lại thuộc họ Bovidae.

Dê là loài gia súc nhai lại, có dạ dày 4 túi gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế.

Đặc điểm sinh trưởng của dê

Cũng giống như các loài vật nuôi khác như trâu, bò, lợn… sự phát triển và sinh trưởng của dê tuân theo quy luật giai đoạn. Được chia thành các giai đoạn khác nhau: giai đoạn bào thai, giai đoạn sơ sinh; giai đoạn dê non và cuối cùng là giai đoạn trưởng thành. Mỗi giai đoạn trưởng thành của dê con đòi hỏi chế độ chăm sóc và dinh dưỡng khác nhau.

Sự phát triển và sinh trưởng từng giai đoạn của dê phụ thuộc vào giống dê, điều kiện nuôi; chế độ dinh dưỡng, quản lý và môi trường sống của dê. Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi có cường độ sinh trưởng cao nhất; sau đó là giai đoạn từ 3 đến 12 tháng. Sau 12 tháng tuổi cường độ sinh trưởng của dê giảm dần cho đến khi trưởng thành. Dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái.

Tập tính ăn uống, chạy nhảy của dê

Để những con dê sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì người nuôi cần tìm hiểu kỹ về thói quen ăn uống; chạy nhảy của chúng vì điều này giúp cho người chăn nuôi biết cách chăm sóc, nuôi dê đúng cách để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu, bò. Nó có khả năng chịu khát rất giỏi.

Dê có khả năng sử dụng thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ; dê ăn được nhiều loại lá hơn và có khả năng thích ứng rộng với mùi vị của lá cây. 

Tập tính nhai lại của dê

Dê dành nhiều thời gian vào ban ngày để kiếm ăn; chúng nhai lại thức ăn vào ban đêm. Thời gian nhai lại khoảng 22h đêm đến 3h sáng hoặc lúc nghỉ ngơi, xen kẽ giữa các lần ăn cỏ trong một ngày đêm.

Trong một ngày đêm; dê con nhai lại từ 15 đến 16 đợt, dê trưởng thành có thể nhai từ 6 đến 8 đợt, mỗi lần nhai lại khoảng từ 20 đến 60 giây.

Đặc điểm sinh sản của dê

Khác với những con trâu bò, dê là loài động vật có khả năng sinh sản nhanh hơn rất nhiều. Dê động dục lần đầu tiên lúc 6 – 8 tháng tuổi, phối giống lần đầu khi 8 – 10 tháng và đẻ lứa đầu khi 14 tháng.

Có thể bạn quan tâm: