Đây là những câu nói “có trọng lượng” nhất từ cha mẹ mà chắc chắn đứa trẻ nào cũng muốn nghe và sẽ rất hạnh phúc.

Những cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái sẽ giúp gắn kết hơn nữa tình cảm trong gia đình. Và có những câu nói của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của cha mẹ.

10 câu nói “có trọng lượng” nhất mà đứa trẻ nào cũng muốn nghe từ cha mẹ

1. “Bố/ mẹ thích con” là câu nói mà đứa trẻ nào cũng muốn nghe

Đây là một cách thể hiện khác của câu “Bố/ mẹ yêu con”. Câu nói này có ý nghĩa bố mẹ thích con, thích chính con người của con chứ không phải ai khác.

"Bố/ mẹ thích con" là câu nói mà đứa trẻ nào cũng muốn nghe
Con yêu, bố mẹ sẽ dành tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời cho con.

Tình yêu của cha mẹ dành cho con yêu là không điều kiện, không gì có thể đánh đổi và to lớn nhất; và trẻ sẽ vô cùng hạnh phúc khi nghe bố mẹ nói câu nói này mỗi ngày.

2. Con học nhanh đấy

Học hành phải tự nhiên, đừng ép trẻ. Học mà chơi – chơi mà học. Khi dạy con học, cha mẹ đừng quên nói câu này. Những gì bố mẹ nói không chỉ sớm có ảnh hưởng đến cách con học tập trong nhà trường; mà còn là bước đệm động viên con có thể vượt qua khó khăn trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống tương lai.

3. “Cảm ơn con

Câu nói đơn giản nhưng lại là sự thể hiện của sự tôn trọng. Các kỹ năng xã hội rất quan trọng trong cuộc sống và việc cần thiết đó là tạo ra lòng biết ơn ngay từ khi còn bé.

trẻ muốn nghe câu cảm ơn con từ bố mẹ
Cuộc sống trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn biết bao khi chúng ta thể hiện lòng biết ơn cũng như giáo dục đức tính này ngay từ khi còn nhỏ cho con trẻ.

Để dạy trẻ về lòng biết ơn cho trẻ nhỏ thì cha mẹ cần chính là người làm gương trước mắt trẻ, luôn thể hiện và hành động sự biết ơn của mình với cuộc sống, con người từ những điều nhỏ nhặt nhất để trẻ học theo.

Khi cha mẹ thường nói “cảm ơn” với con, không chỉ giúp trẻ cảm thấy cha mẹ trân trọng những điều trẻ cố gắng làm tốt; mà còn hình thành cho trẻ thói quen về lòng biết ơn, sự lương thiện với người khác.

4. “Con nghĩ sao nếu chúng ta cùng thỏa thuận…”

Đây là câu nói khi cần thiết lập một vài thỏa thuận cơ bản nào đó giúp cho các thành viên trong gia đình có điều kiện được cùng nhau làm việc, cùng nhau thống nhất một vấn đề gì đó; như cùng vào bếp chuẩn bị bữa ăn, hay cùng nhau làm vườn, trồng cây…

Việc thoả thuận cùng nhau tạo nên một quy tắc chung trong gia đình; và mỗi thành viên trong gia đình đều biết cách giải quyết các vấn đề khi có phát sinh; điều này cũng giúp trẻ ý thức được trách nhiệm khi mình là một thành viên của gia đình.

5. “Hãy chia sẻ thêm với bố/ mẹ về…”

Đây là một yêu cầu cho con khi bố mẹ muốn con chia sẻ với mình nhiều hơn về suy nghĩ, cảm xύc và ý tưởng của chúng.

"Hãy chia sẻ thêm với bố/ mẹ về…"
Lắng nghe giúp cha mẹ nắm bắt toàn bộ mối bận tâm và cả tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ, nhu cầu của trẻ. Về phía con cũng cảm thấy được chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu và có chỗ dựa tinh thần.

Điều này cũng liên quan đến việc học cách lắng nghe; và câu nói này luôn là một món quà vì nó chỉ cho trẻ thấy bố mẹ quan tâm đến con, muốn hiểu hơn về con.

6. “Chúng ta cùng đọc sách nào”

Đọc sách không chỉ có ích cho người lớn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho trẻ con. Đọc sách giúp trẻ xây dựng những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đọc sách làm phong phú thêm vốn từ và khơi dậy tình yêu học tập. Và những cuốn sách hay còn bồi đắp thêm tâm hồn thiện lương cho trẻ ngay từ nhỏ.

7. “Tất cả chúng ta, ai cũng có thể mắc sai lầm mà”

Trong cuộc sống không có ai là hoàn hảo. Giải quyết vấn đề và học hỏi từ những sai lầm là một trong kỹ năng sống cần thiết. Vào một thời điểm nào đó, khi không đạt được những điều mình mong muốn, đó không phải là thất bại; mà đó chính là cơ hội để con có thể tự thấy trách nhiệm về những sai lầm và tiếp tục cố gắng để làm tốt hơn.

Phạm lỗi không có gì đáng sợ. Sự trưởng thành của con trẻ đều có quá trình phạm lỗi và sửa chữa sai lầm.

Trẻ sẽ tự ti, mặc cảm nếu người lớn cũng chế nhạo về những điều không hoàn hảo; những điều thất bại của trẻ. Thế nên, khi con mắc sai lầm, hãy nói với con câu nói trên và để cho con một không gian tự suy nghĩ.

8. Trẻ cũng muốn nghe câu: “Bố/ mẹ xin lỗi con”

Đây là điều mà người lớn vẫn cần học để có thể nói khi cần thiết. Bố/ mẹ hãy là tấm gương nói xin lỗi khi mắc lỗi. Con sẽ học từ chính bố mẹ mình.

9. “Con đang nghĩ gì vậy…

Hãy hỏi con câu này khi bố mẹ cần con tham gia vào các cuộc trò chuyện trong gia đình; khi cần con ra quyết định hay giúp con nhìn nhận ra trách nhiệm của mình về các lựa chọn.

Bố mẹ hãy thường xuyên hỏi ý con cái từ những chuyện thường ngày trong gia đình, cho đến một số quyết định lớn mà trẻ có thể tham gia góp ý, (ảnh chụp màn hình istockphoto).

Thể hiện những gì mình nghĩ và nói ra những điều mình cần chính là những kỹ năng cơ bản theo suốt cuộc đời mỗi người.

10. Đứa trẻ nào cũng muốn nghe cha mẹ nói “Có” thay vì “Không

Nhiều bậc cha mẹ thường nói “Không” để từ chối con. Nhưng nếu bố mẹ nói “Có” với con trong những hoàn cảnh thích hợp thì sẽ thấy không phải lúc nào nói “Không” cũng là sáng suốt.

Là cha mẹ thông thái, hãy luôn bên con, hiểu con và dành cho con những lời nói yêu thương mỗi ngày.