Con chuột thông minh mở lối ngầm dưới lòng đất để trộm bắp cải của gia chủ.

Video về con chuột mở lối ngầm dưới lòng đất để trộm bắp cải

Nguồn video: Tiktok

Vì sao con chuột trở thành ‘linh vật’ trong nghiên cứu khoa học?

Con chuột được coi là “linh vật” trong nghiên cứu khoa học; có đóng góp lớn trong việc thử nghiệm, phát minh ra thuốc chữa bệnh và vắc xin cho con người.

Từ một loài gặm nhấm được cho là “phá hoại”; điều gì đã khiến con chuột trở thành đối tượng thử nghiệm yêu thích của các nhà khoa học?

Chuột được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu đến mức ngày nay, chuột trong phòng thí nghiệm được nhân giống; và nuôi dưỡng trong các “lò” cung cấp chuyên nghiệp, bán trực tuyến và được đảm bảo … giao hàng trong ngày hôm sau; tạo ra sự tiện lợi chưa từng có cho các nhà khoa học để thử nghiệm ma túy, đến nghiên cứu hành vi…

Con chuột trở thành “Nhà vua” và “nữ hoàng” trong phóng thí nghiệm

Không phải ngẫu nhiên mà chuột nhắt và chuột cống được mệnh danh là “nhà vua” và “nữ hoàng” trong số giới động vật thí nghiệm. Vậy làm thế nào để loài chuột thống trị thế giới khoa học?

Báo cáo mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) về kết quả thống kê số lượng động vật dùng trong phòng thí nghiệm; và các mục đích khoa học khác tại 27 quốc gia thành viên cho thấy; chuột chiếm 75% số lượng động vật được sử dụng làm vật nghiên cứu; bao gồm 61% chuột nhắt và 14% chuột cống.

Video: Con chuột mở lối ngầm dưới lòng đất để trộm bắp cải
Chuột được xem như “linh vật” trong nghiên cứu khoa học (ảnh: SCIENCEMAG).

Tiếp theo là các loài máu lạnh (12,4%), chim (5,9%) và thỏ (5%). Con số này tương đương với 8,6 triệu con chuột được sử dụng hàng năm trong khoa học; chỉ tính riêng ở EU. Nếu tỷ lệ này được nhân rộng trên toàn thế giới; số lượng chuột thí nghiệm là khoảng 75 triệu con mỗi năm!

Một nghiên cứu kiểm tra xu hướng sử dụng động vật trong khoa học cho thấy; gần một nửa số bài báo trong lĩnh vực khoa học thần kinh; được xuất bản từ năm 2000 đến năm 2004 sử dụng chuột làm đối tượng thử nghiệm chính.

Dữ liệu từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy so với các sinh vật đơn giản hơn như nấm men, cá ngựa vằn, ruồi giấm và giun đũa; nhiều bài báo khoa học sử dụng chuột làm vật thí nghiệm hơn. Nhiều gấp 3 lần tất cả các sinh vật trên cộng lại.

Con chuột trở thành vật chủ lý tưởng

Nếu như ở thế kỷ 19, các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm khoa học sử dụng nhiều loại động vật khác nhau làm vật chủ – từ cừu, gấu trúc, bồ câu cho đến ếch, chim, ngựa. Thì giai đoạn đầu thế kỷ 20, việc sàng lọc động vật thí nghiệm được chọn là những loài dễ nuôi, dễ sinh sản và có bộ gen dễ can thiệp và chỉnh sửa để phục vụ các mục đích riêng của mỗi nghiên cứu trở thành sự lựa chọn hàng đầu.

Dựa trên những tiêu chí này, loài chuột trở thành “chìa khóa vạn năng” để mở mọi cánh cửa bí ẩn của y học; từ ung thư, tiểu đường, trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương hay bất cứ căn bệnh nào; bất kỳ khuyết tật hoặc rối loạn nào mà một người có thể mắc phải.

Nếu bạn hỏi một nhà khoa học về những ưu điểm của loài chuột khiến chúng trở nên phổ biến trong một cuộc thí nghiệm; câu trả lời sẽ là: chúng nhỏ, rẻ, lành tính và dễ can thiệp.

Chuột cũng không được bảo vệ bởi các luật nghiêm ngặt về quyền động vật giống như một số động vật lớn hơn; như khỉ, chó hoặc mèo, điều này giúp tránh những rắc rối pháp lý trong nghiên cứu.

Kích thước nhỏ của con chuột khiến việc nuôi chúng trong phòng thí nghiệm trở nên đơn giản; và ít tốn kém hơn so với các loài khác.