Chú chim giả chết nằm bất động ngửa bụng lên trời, khiến chó phèn lơ là chú ý. Con chim này nhanh chóng chớp lấy thời cơ tẩu thoát ngoạn mục.

Video ghi lại cảnh chim giả chết:

Tại sao nhiều loài động vật hay dùng chiến thuật giả chết?

Theo Wikipedia, giả chết hay còn gọi là hiện tượng chết cứng (Tonic Immobility-TI) là một hành vi của động vật; trong đó con vật cố ý giả vờ chết. Đây là một hình thức đánh lừa ở động vật để tự vệ hoặc mục đích khác; hình thức này được sử dụng như cơ chế tự vệ và xảy ra thường xuyên ở nhiều loài động vật.

Hiện tượng chết giả diễn ra khá phổ biến trong thế giới động vật, từ vượn, tắc kè, ếch nhái, kiến ​​cho đến lưỡng cư, gà, thậm chí cả cá mập; hàng trăm loài động vật dùng cái chết giả để trốn thoát hoặc để săn mồi.

Hầu hết các loài ăn thịt thích giết con mồi của chúng ngay lập tức để ăn thịt tươi, và không hứng thú với những con vật đã chết. Chính điều này đã giúp rất nhiều con mồi thoát chết. Đây cũng là một chiến lược hiệu quả; vì vậy có hàng trăm loài động vật trong thế giới tự nhiên đã sử dụng cách thức này như một chiến lược sinh tồn.

Hình thức giả chết phổ biến

Giả chết có nhiều hình thức tùy theo loài động vật và các trường hợp khác nhau; các con vật sẽ tạo ra một mùi khó chịu, một tư thế nằm kỳ quặc nhằm “ngụy trang” là đã chết; đây là cách phổ biến được sử dụng để tạo ra cảm giác khó hiểu cho những kẻ săn mồi.

Tại sao nhiều loài động vật hay dùng chiến thuật giả chết?
Ảnh chụp màn hình Wikipedia cảnh một chú chim giả chết.

Nhiều cơ chế sinh học trong cơ thể con vật cũng được kích hoạt để thực hiện màn diễn này. Nó bắt nguồn từ hệ thần kinh đối giao cảm, điều khiển sự nghỉ ngơi và tuần hoàn tiêu hóa. Nhưng không dễ để kiểm soát hiện tượng đó.

Những con vật chết giả này luôn đề phòng để xem khi nào là an toàn để thức dậy và tẩu thoát.