Cá sấu dỗi không ăn vì táp hụt đùi gà, dù người đàn ông dỗ dành thế nào nó cũng nhất quyết không ăn nữa.
- Video: Tình bạn ấm áp của bộ ba thú cưng đáng yêu
- Video: Chú chó rơi xuống ao vì tư thế ngủ quá ‘hiểm’
- Video: Vịt giả chết tài tình đánh lừa chó săn
Xem nhanh
Video ghi lại cảnh cá sấu dỗi không ăn vì táp hụt đùi gà
Nguồn video: MUC Women
Góc bình luận của người xem video
– Không phải dỗi vì cái đùi gà đâu. Đã mang danh cá sấu rồi còn chơi khăm người ta trước mặt gái xinh.
– Của đem cho không bằng cách cho. Trường hợp này đúng.
– Người ta có lòng tự trọng của người ta chớ…
– Không phải dỗi đâu, nó đang dụ 2 con mồi to xuống nước.
– Không phải dỗi mà là do “quê” quá ý.
– Cá sấu dỗi vì đưa cho người ta ăn mà đưa hụt giận rồi không ăn nữa.
Tại sao cá sấu đớp mồi nhanh như điện giật?
Không chỉ đớp mồi cực mạnh, cá sấu còn có khả năng tấn công con mồi nhanh như chớp. Vậy bên trong hàm của cá sấu có gì mà chúng có thể vồ mồi nhanh chóng như vậy?
Các nhà sinh vật học tại trường Đại học Vanderbil sau khi sử dụng kính hiển vi để xem xét hàm của cá sấu sông Nile khổng lồ và cá sấu Mỹ; đã phát hiện ra điều thú vị bất ngờ mà có thể nhiều người chưa biết.
Chúng là các đầu dây thần kinh xúc giác phát hiện ra các rung động và áp lực xung quanh. Các đầu dây thần kinh này bắt nguồn từ vùng của dây thần kinh sinh ba trong hộp sọ của cá sấu.
Để kiểm tra độ nhạy cảm của xúc giác, các nhà nghiên cứu cho lớp da nhỏ bé này tiếp xúc với độ mặn của muối để đo các xung điện của dây thần kinh và chạm vào da bằng một sợi tóc. Kết quả cho thấy vùng da hàm cá sấu nhạy cảm hơn vùng da đầu ngón tay của con người.
Chính nhờ làn da nhạy cảm như vậy mà cá sấu có thể kẹp hàm quanh cơ thể con mồi với tốc độ cực nhanh chỉ trong 50 mili giây. Đây là một thời gian phản ứng chỉ có thể thực hiện được nhờ làn da siêu nhạy cảm.
Ngoài ra, lớp da nhạy cảm này có thể giúp cá sấu ngậm con trong miệng một cách nhẹ nhàng mà không gây thương tích cho con non.