Văn học dân gian là tấm gương phản chiếu tâm hồn và ước mơ của ông cha ta. Qua từng bài học sống động, cô giáo Đồng Mỵ đã truyền cảm hứng yêu thích và tự hào về văn hóa dân tộc cho bao thế hệ học trò.
- Trải nghiệm của cô giáo Đồng Mỵ về mối liên hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
- Cô giáo Đồng Mỵ và những giá trị của Văn học dân gian
Cô giáo Đồng Mỵ là một người phụ nữ bình dị. Cô có giọng nói ấm áp và nụ cười hiền hòa. Suốt sự nghiệp giảng dạy của mình, cô đã gieo vào lòng nhiều thế hệ học trò tình yêu mãnh liệt với văn học dân gian – kho tàng văn hóa vô giá của dân tộc Việt. Đối với cô, đây không chỉ là những câu chuyện xa xưa; mà còn là tấm gương phản chiếu tâm hồn và ước mơ của ông cha; giúp học sinh hiểu thêm về cội nguồn và bản sắc dân tộc.
Xem nhanh
Văn học dân gian trong tâm trí học trò
Trong số các học trò của cô, Minh là trường hợp đặc biệt. Minh không mấy hứng thú với văn họ. Cậu cho rằng những câu chuyện cổ tích, thần thoại, tục ngữ, ca dao chỉ là những điều cũ kỹ, lạc hậu, không phù hợp với thời hiện đại. Cậu say mê công nghệ và thích khám phá những ứng dụng mới mẻ trên điện thoại; việc đọc những câu chuyện ngày xưa có vẻ thật nhàm chán đối với cậu.
Thay vì phê bình Minh, cô Mỵ lắng nghe suy nghĩ của cậu. Cô biết rằng để khơi dậy sự hứng thú trong lòng Minh; cô không thể chỉ dùng lý thuyết khô khan. Vào một tiết học, cô mang đến lớp một vật phẩm kỳ lạ – một chiếc khăn thêu hoa và một chiếc nón lá. Cô chậm rãi kể câu chuyện về chiếc khăn ấy, do chính bà ngoại cô đã thêu khi còn trẻ; là món quà dành tặng người yêu thương, chất chứa tình cảm chân thành và bao niềm tin vào hạnh phúc.
Những giá trị văn học dân gian
Minh và các bạn trong lớp đều chăm chú lắng nghe, bị cuốn hút bởi câu chuyện đầy cảm xúc. Từ câu chuyện của mình, cô Mỵ dẫn dắt học sinh khám phá những giá trị mà văn học dân gian mang lại. Từ những bài ca dao thắm đượm tình người, đến những câu chuyện cổ tích chứa đựng thông điệp nhân văn. “Các em có biết không?” – cô nói – “Những câu chuyện này chính là tấm gương phản chiếu ước mơ của ông cha ta; là đạo lí sống Chân Thiện Nhẫn ở đời. Trong từng câu thơ, từng hình ảnh, ta thấy được tâm hồn dân tộc; thấy được những bài học cuộc sống giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc”.
Dự án kịch văn học dân gian
Để giúp Minh cảm nhận rõ hơn, cô giao cho cả lớp một dự án nhỏ. Mỗi học sinh chọn một câu chuyện dân gian mà mình thích; rồi cùng nhau dựng thành một vở kịch ngắn. Minh chọn truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”. Ban đầu, cậu chỉ đơn giản chọn vì yếu tố kỳ ảo của truyện, nhưng đọc kỹ, nghiền ngẫm, Minh bắt đầu cảm nhận được sự hấp dẫn của cốt truyện. Cậu nhận ra, đằng sau cuộc chiến giữa hai nhân vật thần thoại ấy là khát vọng chinh phục thiên nhiên; bảo vệ cuộc sống của người dân.
Khi chuẩn bị cho vở kịch, Minh và các bạn tự mình nghĩ ra kịch bản, sắp xếp trang phục; thể hiện cảm xúc của nhân vật. Cậu dành nhiều thời gian tìm hiểu bối cảnh văn hóa của câu chuyện.Từ đó, Minh bắt đầu hiểu hơn về giá trị của văn học dân gian.
Buổi biểu diễn kịch văn học dân gian
Đến ngày biểu diễn, Minh cùng các bạn tự tin đứng trên sân khấu lớp, hóa thân thành Sơn Tinh, Thủy Tinh và những nhân vật khác trong truyện. Khi diễn, từng câu nói, từng động tác của cậu đều toát lên sự say mê; niềm tự hào về văn hóa dân tộc. Tiết mục kết thúc, cả lớp vỗ tay khen ngợi, còn cô Mỵ mỉm cười nhìn Minh. Cô biết rằng khoảnh khắc ấy, tình yêu văn học đã thực sự chạm vào lòng cậu học trò vốn từng xa lạ với những câu chuyện của dân tộc.
Biểu diễn và thay đổi tâm hồn
Sau buổi biểu diễn, Minh đến gặp cô, chân thành nói: “Cô ơi, em thực sự hiểu được giá trị của văn học dân gian rồi. Em không ngờ rằng nó lại gần gũi và thú vị đến thế. Em sẽ tiếp tục khám phá thêm về những câu chuyện này”. Cô Mỵ nhẹ nhàng gật đầu; niềm vui ngập tràn trong lòng. Với cô, không có gì hạnh phúc hơn khi thấy học trò của mình tìm thấy giá trị và ý nghĩa trong những điều tưởng như cũ kỹ, nhưng lại chứa đựng kho báu vô tận của ông cha để lại.
Tình yêu văn học dân gian trở lại trong tâm trí học trò
Từ đó, Minh không còn là cậu học sinh thờ ơ với văn học dân gian nữa. Cậu chủ động đọc thêm về các truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao; tìm hiểu ý nghĩa của từng câu chuyện, từng câu thơ.
Tình yêu văn học dân gian trong Minh được khơi dậy nhờ sự tận tâm của cô giáo Đồng Mỵ, người đã biến mỗi bài học thành những trang sách sống động về tâm hồn dân tộc; gieo vào lòng học sinh niềm yêu thương và tự hào về văn hóa đất nước.