Trải qua hơn 400 năm xây dựng, một quần thể hơn 10 vạn bức tượng, trải 2.345 hang đá. Hang Mạc Cao tại Đôn Hoàng, là một quần thể di tích tín ngưỡng tôn nghiêm, thần thánh. Ngay bên bờ sông Y Thủy ở thành cổ Lạc Dương, một bức tượng đại Phật Lư Xá Na cao 17 mét, uy nghiêm trấn giữ. Nghìn năm qua, hàng ngàn du khách đều tỏ lòng kính ngưỡng trước tượng Phật. Bởi vẻ từ bi, thần thánh, tựa như tiếng vẫy gọi vượt thời không… Nhưng mấy ai biết được huyền cơ, sự linh thiêng đằng sau bức tượng Lư Xá Na kì vỹ này.

Hoàn cảnh ra đời của tượng Phật Lư Xá Na

Một người tu luyện đạt đến cảnh giới nhất định, đã tiết lộ lai lịch tượng Phật Lư Xá Na. Cũng là hoàn thành ước nguyện của đại Phật Lư Xá Na, mong con người biết được chân tướng.

Phật Thích Ca khi truyền Pháp, đã khai thị cho đệ tử về thời mạt Pháp. Về tương lai có Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp vũ trụ, cứu độ con người thời mạt kiếp. Thời kỳ Phật Thích Ca truyền Pháp không có kinh sách, cũng không ghi chép lại. Ông chủ yếu giảng Pháp, trực tiếp dẫn dắt đệ tử thực tu. 500 năm sau, các tăng nhân nhớ lại những lời Phật Thích Ca giảng, ghi chép lại thành kinh sách. Nên có nhiều điều Phật Thích Ca giảng không còn nguyên vẹn và thất truyền nhiều.

Tượng Phật Lư Xá Na
Nghìn năm qua, hàng ngàn du khách đều tỏ lòng kính ngưỡng bởi vẻ từ bi, thần thánh, tựa như tiếng vẫy gọi vượt thời không (Ảnh: kienthuc.net.vn)

Chúng ta có thể tìm thấy một số lời khai thị của Đức Phật về thời mạt thế. Cuốn «Phật thuyết Pháp diệt tận» ghi: “Khi Pháp ta diệt, ví như đèn dầu sắp tắt, ánh sáng lóe lên, sau đó liền diệt. Khi Pháp ta diệt, cũng như đèn tắt, khó mà trách được. Đến như sau đó mấy nghìn vạn năm, khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu…

Từ triều Hán, Phật giáo truyền nhập và nhanh chóng phổ truyền khắp Trung Quốc. Những đệ tử theo Phật Thích Ca tu hành, đã luân hồi nhiều kiếp. Họ ở các thân phận khác nhau, phổ truyền Phật Pháp. Mục đích là đặt định văn hóa Phật gia cho Chính Pháp ở Trung Thổ sau này.

Tượng Phật Lư Xá Na liên quan tới một đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca Mâu Ni

Trong lịch sử Trung Quốc, không phân biệt hoàng thân quý tộc cho tới lê dân bách tính. Đều lưu truyền rộng rãi Phật Pháp trong tín ngưỡng Phật giáo. Phật Pháp dạy con người hướng thiện, tu tâm. Sự mở rộng của văn hóa Phật gia khiến người ta thân tâm thụ ích, đạo đức thăng hoa.

Đại Phật Lư Xá Na liên quan tới một vị đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca Mâu Ni. Vào cuối triều Tùy đầu triều Đường, để kết duyên với Pháp Luân Thánh Vương sẽ hạ thế. Cũng như kết duyên với chúng sinh sẽ đắc Pháp trong tương lai. Một đệ tử của Phật Thích Ca đầu thai vào hoàng tộc họ Lý, trở thành Tấn Vương Lý Trị. Là người con trai thứ chín của Đường Thái Tông, nhũ danh Trĩ Nô, tự là Vi Thiện.

Đôi điều về nhân vật Tấn Vương Lý Trị – đệ tử thụ ký của Phật Thích Ca đầu thai

Sử sách ghi lại, Tấn Vương Lý Trị và em gái Minh Đạt là con của Trưởng Tôn hoàng hậu. Khi hoàng hậu qua đời, Lý Trị chịu tang mẹ từ nhỏ nên được Thái Tông tự mình nuôi dưỡng. Trong lịch sử, Hoàng đế tự thân dạy dỗ hài tử ngoài Thái Tông ra là rất hiếm thấy. Dù bận việc triều chính nhưng Thái Tông vẫn ôm Minh Đạt trong lòng. Còn Lý Trị đứng ngay bên cạnh.

Khi Lý Trị trưởng thành, Đường Thái Tông đã viết mười hai chương «Đế phạm» giao cho thái tử Lý Trị. Mục đích dạy chuẩn tắc hành vi làm một Hoàng đế tốt.

Đường Cao Tông
Năm 22 tuổi, Lý Trị đăng cơ, lấy hiệu là Đường Cao Tông (Ảnh: trungtamtiengtrung.edu.vn)

Năm 22 tuổi, Lý Trị đăng cơ, lấy hiệu là Đường Cao Tông. Vị hoàng đế tài năng này đã kế thừa nguyện vọng và phong cách của người cha. Lấy nhân đức trị thiên hạ, bốn biển, trăm họ thái bình; đồng thời, thúc đẩy phát triển văn hóa thịnh Đường. Ông tôn Nho, sùng Đạo, tín Phật, dung hòa tam giáo. Nhưng bản thân lại tín ngưỡng Phật Pháp, ông thỉnh cầu pháp sư Huyền Trang thụ giới Bồ Tát ngay khi còn là thái tử. Vì vậy, Phật Pháp được quảng truyền rộng rãi thời nhà Đường.

Đường Cao Tông cứng rắn trong chính sách đối ngoại. Vây Bình Nhưỡng, diệt Cao Ly, đặt chín phủ đô đốc Liêu Đông, tiễu trừ nước Tây Đột Quyết… Đại phá nước Thổ Phồn, khai thông biên giới, khiến cương vực nước Đường rộng lớn chưa từng có. Trong suốt triều Đường, cương vực thời Đường Cao Tông là rộng lớn nhất.

Việc xây dựng tượng Phật Lư Xá Na tại Long Môn

Hang đá Long Môn bắt đầu được tạc từ năm 493 SCN, là khoảng thời gian Hoàng đế Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế dời đô đến Lạc Dương. Việc tạc tượng được tiếp tục qua nhiều triều đại: Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Tùy, Đường, Bắc Tống,… Phải mất hơn 400 năm mới tạc xong, ước tính có 2.345 hang động lớn nhỏ và hơn 10 vạn bức tượng.

hang đá Mạc Cao tại Long Môn
Toàn quần thể hang đá Mạc Cao tại Long Môn, tỉnh Cam Túc (Ảnh: kienthuc.net.vn)

Riêng tượng Đại Phật Lư Xá Na bắt đầu được khắc vào năm 672 SCN, thời Đường Cao Tông. Đường Cao Tông tự mình chủ trì thi công, hy vọng lấy uy đức của Phật lưu truyền khắp Trung Nguyên. Hàm nghĩa sâu xa là bảo hộ chúng sinh thời mạt thế bình an đắc Pháp Di Lặc.

Đến năm 675 SCN,  hoàng hậu Võ Tắc Thiên tài trợ hai vạn quan tiền, bức tượng được hoàn tất. Phật Lư Xá Na, tiếng Phạn là Locanabuddha, là xưng hiệu Pháp thân Phật của Phật Thích Ca Mâu Ni. “Lư Xá Na” (hay Lô Xá Na), ý là trí tuệ quảng đại, quang minh phổ chiếu.

Điều đặc biệt ở hang đá Long Môn, là bắt đầu tạc một lượng lớn tượng Phật, chủ yếu là tạc tượng Phật Di Lặc. Trong “Ma nhai tam Phật khám” sửa tam Phật lấy Phật Thích Ca đặt ở giữa, thay bằng tam Phật lấy Di Lặc Phật Chủ tôn đặt tại chính giữa. Ngụ ý là báo trước cho nhân loại biết Phật Di Lặc sẽ hạ thế truyền Pháp Luân Đại Pháp. Pháp Luân sẽ chuyển, thay thế Pháp cổ, chính đại thương khung, cứu độ chúng sinh.

Thời nhà Đường báo hiệu thời mạt Pháp cho đến hôm nay

Bắt đầu từ triều Đường, nhân loại toàn diện bước vào thời kỳ mạt pháp. Võ Tắc Thiên cướp ngôi nhà Đường, lập ra nhà Chu. Bà trở thành nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa. Thân nữ làm đế vương, âm dương đảo lộn, đây là mốc báo trước nhân loại bắt đầu mạt Pháp. Quốc hiệu “Chu”, có ngụ ý kết thúc chu kỳ lịch sử văn minh nhân loại lần này.

Thời mạt Pháp ngày nay đã đi đến bước cuối cùng của diệt. Các tăng nhân không còn coi trọng việc thực tu, buông bỏ mọi thế tục trần gian. Không còn sớm khuya tục kinh, gõ mõ. Đi tu trở thành nghề kinh doanh, tăng ni mâu thuẫn, đấu đá, phá giới, làm nên nhiều chuyện bại hoại luân lý, giới luật… Trong “Phật thuyết Pháp diệt tận” ghi rõ: “Ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá giới cấm, hành xử không như Pháp”…

Người tu hành còn như vậy thì sao người thường không như thế. Tất cả là vì con người không còn Pháp chân chính ước thúc. Con người không còn tin có Thần, không tin luân hồi, tin nhân quả báo ứng. Vô thần luận đã phá huỷ nền đạo đức và tín ngưỡng của con người. Không tin nên việc gì cũng dám làm. Mạt Pháp đến cũng chính là mạt kiếp đến. Chuyển Luân Thánh Vương sẽ chuyển thế vào thời kì mạt kiếp này để cứu vớt nhân loại. Cái chính là con người trong mê có thể ngộ được ra Ngài hay không?

Tượng Đại Phật Lư Xá Na linh thiêng bởi có Pháp thân của Phật ngự

Nhiều người truyền tai nhau, tượng Phật ở đó linh thiêng lắm. Tại sao tượng Phật lại linh thiêng thì không mấy ai lý giải được. Chúng ta thường thấy trong các hình tượng hoặc bức vẽ tượng Phật, có vòng hào quang trên đầu, hoặc bao quanh thân Phật. Nhiều người liễu giải rằng đó là thế giới của Phật, là uy đức, thần thông của Phật. Còn những ai không có niềm tin tín ngưỡng thì cho rằng đó chỉ là hiện tượng khúc xạ ánh sáng… Giới tu luyện thì cho rằng, bức tượng Thần Phật linh thiêng ấy, vòng hào quang đó chính là do có Pháp thân của Phật ngự.  

Các bức tượng Phật tại hang Mạc Cao
Điều đặc biệt ở hang đá Long Môn, là bắt đầu tạc một lượng lớn tượng Phật, chủ yếu là tạc tượng Phật Di Lặc. (Ảnh: vietgiaitri.com)

Kỳ thực mỗi một người sinh ra đều có vòng hào quang của riêng mình. Nhưng với người bình thường thì vòng hào quang này phát ra yếu, ánh sáng không rực rỡ. Đối với các bậc trí giả thì ngược lại, vòng hào quang đó là thế giới, là uy đức, là thần thông của Phật. Tượng Phật khi xuất xưởng chỉ đơn thuần là bức tượng. Chỉ khi bức tượng đó được các tăng nhân, người tu luyện đến cảnh giới nhất định khai quang, thỉnh mời Pháp thân của Phật ngự. Phải có Pháp thân của Phật ngự tại tượng Phật thì tượng đó mới linh thiêng.

Tượng Phật Lư Xá Na vì mang huyền cơ nên có Pháp thân của Phật ngự tại đó trông coi. Đó là lý do vì sao, hàng ngàn năm qua, bức tượng vấn uy nghi, thần thánh, khiến bao người cảm động, trầm trồ và cúi lạy.

Sự hội ngộ của đệ tử Đại Pháp và tượng Phật Lư Xá Na

Thời gian thấm thoát thoi đưa, Đại Đường đã dần lùi xa, Đại Phật Lư Xá Na vẫn tĩnh lặng ở đó. Trong nghìn năm luân hồi ấy, một ngày kia, một đệ tử Đại Pháp kiên định nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Phật Pháp. Sau khi trải qua sự bức hại tàn khốc của tà đảng đã đến trước đại Phật Lư Xá Na với bao niềm cảm dâng.

Vị đệ tử thưa: “Lư Xá Na đại Phật, con đã hoàn tất nguyện rồi. Cảm tạ Ngài nghìn năm bảo hộ con an toàn trở thành đệ tử Thánh Vương Di Lặc. Chúng Đại Pháp đồ hôm nay dưới bức hại của tà ác, vẫn lấy biểu hiện vĩ đại của người tu luyện Chính Pháp chân chính mà bước qua. Cũng như Ngài nghìn vạn Lư Xá Na tỏa khắp bốn biển, quang minh phổ chiếu, chuẩn bị nghênh tiếp kỷ nguyên mới của lịch sử”.

Lư Xá Na Phật đáp: “An tâm con, nhưng còn nhiều chúng sinh chưa được nghe phúc âm của Di Lặc Thánh Vương. Hãy đem tiếng lòng của ta truyền tới chư chúng hữu duyên……”

Nguồn Chánh Kiến