Là vợ chồng dù hòa hợp đến đâu cũng khó tránh khỏi những lúc mâu thuẫn, dù giận hờn cũng xin đừng làm tổn thương nhau vì lời nói vô tình.
Đức Phật dạy rằng: “Kiếp trước 500 lần ngoái đầu nhìn lại mới đổi được kiếp này một lần gặp thoáng qua“. Vợ chồng gặp nhau kiếp này là nhân duyên từ nhiều kiếp.
Quả thực, duyên phận là một thứ gì đó rất kỳ lạ, không ai có thể hiểu rõ được. Có thể vô tình quen nhau, thấu hiểu nhau, rồi kết duyện thành vợ chồng.
Có thể hòa hợp, nhưng lại không thể gần nhau. Nếu không cố ý theo đuổi, không từ bỏ cố gắng, nó cũng sẽ chẳng thành. Giống như “có lòng trồng hoa, hoa không nở, vô tình cắm liễu, liễu lại xanh”.
Xem nhanh
Duyên do trời định, phận do người tạo nhưng hạnh phúc do mình nắm giữ
Người ta thường nói: “Duyên do trời định, phận do người tạo“. Gặp gỡ là ý trời, ở bên nhau lại là ý người. Tùy theo sự gìn giữ và thấu hiểu của cả hai bên mà nhân duyên gặp gỡ trở thành định mệnh trăm năm.
Tuy nhiên, duyên phận có dài ngắn ra sao thì không ai biết được? Một năm.., năm năm…, một đời? Tất cả chúng ta đều không ai có thể đoán trước được.
Vợ chồng ở với nhau, nương tựa vào nhau khi ốm đau. Dù vui hay buồn, sướng hay khổ, hoặc khi gặp nguy nan cũng phải yêu thương và quan tâm đến nhau; đó mới là cách sống có đạo. Đạo nào sâu nặng bằng đạo nghĩa vợ chồng.
Vì vậy, phải nắm giữ thật chắc và nâng niu nó bằng cả trái tim. Đó là một món quà từ Thượng đế, chỉ trong một giây, một khoảnh khắc, một đoạn thời gian. Xin hãy nhớ rằng, đã là vợ chồng thì thương nhau không hết nên đừng làm tổn thương nhau.
Tôn trọng và yêu thương lẫn nhau – nền tảng của hôn nhân hạnh phúc
Chồng là tay trái, vợ là tay phải. Tay trái sờ vào tay phải không có cảm giác gì; nhưng có ngày tay trái chảy máu, tay phải nhất định sẽ giúp cầm máu.
Vì vậy, đừng ghét tay phải của bạn, càng không nên ghét bỏ tay trái của bạn. Vì tay trái nắm lấy tay phải tạo nên cuộc sống trọn vẹn, nắm tay nhau đi đến cuối cuộc đời, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, bình lặng mới thực sự là hạnh phúc.
Sau kết hôn, hai người sẽ có nhiều ràng buộc như tài sản, tiền bạc, con cái hay những mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội… chứ không chỉ mỗi chuyện tình cảm giữa cả hai. Đó là khi cuộc sống thực tại đã dần kéo đi “gam màu lãng mạn” và mang đến gam màu tối hơn để buộc chúng ta phải đối mặt.
Cuộc đời vô thường; người mà hôm nay ta có thể làm tất cả mọi điều cho họ lại sẽ yêu và muốn làm tất cả cho một người khác. Vì thế, hãy cố gắng quan tâm, chăm sóc, chia sẻ bằng tình yêu thương; dành nhiều thời gian hơn để cùng nắm tay nhau đi đến cuối cuộc đời.
Đừng nói lời vô nghĩa mà cần sự thấu hiểu, sẻ chia
Tranh luận, cãi vã hoặc quát tháo nhau chỉ có thể khiến đối phương sợ hãi và mệt mỏi; và nó sẽ không làm cho người ấy yêu bạn nhiều hơn.
Có một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn dành cho người thân yêu của mình một câu nói hay, đơn giản nhưng chân thành mỗi ngày; chẳng hạn như: cảm ơn, xin lỗi… Khi đó cuộc hôn nhân đó sẽ luôn bền chặt và ấm áp hơn.
Biết dừng đúng lúc, không nghĩ lời nói có thể giải quyết được vấn đề; và luôn mong muốn cải thiện mối quan hệ vào lúc này chính là sự thấu hiểu. Hiểu mình, hiểu người mình yêu và hiểu chính cuộc hôn nhân này.
Hôn nhân được vun đắp bằng những lời lẽ ghét bỏ và chê bai chỉ là một cuộc hôn nhân không có sự tôn trọng. Những người phải nghe những từ đó mỗi ngày cũng sẽ dễ gặp các vấn đề về tâm lý như hoảng sợ, lo lắng, thậm chí dễ nổi nóng.
Những lời nói cay nghiệt cũng sẽ khiến người khác đánh giá đạo đức của chúng ta. Hình ảnh tốt đẹp mà mỗi cặp vợ chồng đã từng xây dựng cùng nhau sẽ hoàn toàn tan vỡ.
Bạn yêu người đó đến mức nào? Đã từng nghĩ làm thế nào để mang lại hạnh phúc cho người ấy? Đó chẳng phải là điều bạn muốn làm trong cuộc đời này sao? Liên tục dùng những lời nói vô nghĩa sẽ khiến đối phương tổn thương nặng nề.
Đừng làm tổn thương nhau vì những lời nói vô tình
Tại sao khi tâm trạng không tốt lại nói những điều tồi tệ để rồi sau này hối hận? Và người đau khổ nhất trong lúc ấy lại là người bạn yêu thương nhất. Những lời nói thiếu suy nghĩ thường xuất hiện khi bạn mệt mỏi, làm việc quá sức, căng thẳng hoặc thất vọng.
Để có thể khắc chế nó chúng ta cần ghi nhớ: Bất cứ khi nào cảm thấy nghi ngờ không biết điều mình sắp nói có hợp lý không; hãy tự hỏi bản thân: “Liệu lời nói sắp nói ra có khiến đối phương phải tổn thương hay không; có làm cả hai gắn bó với nhau hơn không; hay chỉ làm mối quan hệ ngày thêm có khoảng cách?”
Câu hỏi tuy đơn giản những có thể giúp bạn có khoảng hòa hoãn để suy nghĩ trước khi nói. Nhờ đó, những câu nói có khả năng gây tổn thương sẽ giảm đi đáng kể. Và để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc bền lâu, thực sự không quá khó; chỉ cần hai người luôn biết bao dung và vị tha hơn.
Có câu “Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Thế nên, đã là vợ chồng thì đừng làm tổn thương nhau vì lời nói; mà hãy yêu thương, trân trọng nhau nhiều hơn nhé!
Xem thêm: