Trào ngược dạ dày là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam. Có khoảng hơn 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh. Nếu biết các dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục và ngăn chặn sớm sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc…

Trào ngược dạ dày là gì?

Đây là tình trạng các acit trong dạ dày ngược lên ống thực quản. Điều này rất dễ gây tổn thương đến hầu họng và thực quản, gây ho đờm, viêm họng, khó thở, hôi miệng.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị trào ngược. Tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân chính sau đây:

  • Những người béo phì, tăng cân nhanh sẽ gia tăng áp lực lên ổ bụng
  • Bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc tân dược không theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Việc ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ. Hút thuốc lá hay thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. Ăn quá nhiều đồ chiên, nóng, dầu, mỡ, đồ ăn có nhiều chất béo, thức uống có cồn, café….
  • Trong khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Vị trí dạ dày thay đổi do tử cung đẩy lên cao hơn so với bình thường. Điều này gây ảnh hưởng đến việc co bóp của dạ dày.
  • Ở trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện dẫn đến bệnh lý tròa ngược dạ dày.

Các triệu chứng

Các triệu chứng về bệnh dạ dày thường khá giống nhau. Chúng ta cần dựa vào các triệu chứng sau đây để phân biệt trào ngược thực quản với các bệnh tiêu hoá khác.

Trào ngược dạ dày gây khó thở

Trào ngược dạ dày gây khó thở, khó nuốt, ợ nóng, ợ chua

Khi các dịch ở dạ dày ngược vào thực quản sẽ cảm thấy ở vùng thượng vị nóng rát, khó chịu. Có thể rát cổ họng. Thức ăn chưa được tiêu hóa bị đẩy ngược lên thực quản, ép lên xương ức gây nên tình trạng khó nuốt.

Đau tức ngực, buồn nôn

Trên bề mặt niêm mạc thực quản cũng có nhiều dây thần kinh. Điều này cũng gây ra tức ngực, buồn nôn. Bồn nôn cũng là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị trào ngược. Nếu bệnh nặng thì có thể nôn khi đang ăn vào.

Miệng đắng ngắt

Mật thường tiết ra chất dịch để tiêu hóa thức ăn. Nên khi bị trào ngược, miệng thường cảm giác rất đắng.

Viêm phổi, hen suyễn

Khi dịch trong dạ dày bị ngược lên, rất dễ tràn vào màng phổi. Điều này dẫn đến viêm nhiễm ở phổi, ho, lên cơn hen suyễn, thường là vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.

  • Một số dấu hiệu khác như: Khan tiếng, ăn không ngon miệng, dạ dày khó chịu, khó thở, hay nuốt nước bọt, đi phân nát và có màu sẫm…

Cách điều trị

  • Chọn ăn những thực phẩm dinh dưỡng có khả năng trung hòa acit trong dạ dày. Các thực phẩm làm từ tinh bột hay có chứa chât đạm dễ tiêu hóa. Tránh ăn nhưng thức ăn cứng, khó tiêu.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm có tính acit cao như chanh, cam, quýt, dứa. Các thức uống ngọt có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate…
  • Kiêng dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Không nên ăn quá no, ăn đúng giờ giấc, không ăn quá muộn vào buổi tối. Nên mặc các loại quần áo rộng rãi, không cúi quá lâu, khi ăn xong cần vận động đi lại nhẹ nhàng, không uống nhiều nước trong lúc ăn.
  • Cần giữ thân hình cân đối, giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
  • Có thể dùng các liệu pháp massage, châm cứu, bấm huyệt để hạn chế các triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ (có thể dùng đông y kết hợp với tây y để điều trị)

Dùng thảo dược

Theo đông y, khi con người lo lắng nhiều gây nên khí uất kết ở tỳ-vị từ đó dẫn đến trào ngược dạ dày. Đông y dựa trên nguyên tắc âm dương để cân bằng các tạng phủ với nhau. Các vị thuốc thảo dược khác nhau sẽ có tác dụng đi vào các tạng khác nhau từ đó đẩy lùi được bệnh tật.

Trào ngược dạ dày nên ăn gì

Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

  • Dùng nghệ vàng tẩm với mật ong: Nghệ có vị ấm, tính đắng, mùi hắc đi vào tạng can và tỳ. Tác dụng hành khí, thông kinh lạc, tiêu viêm, làm lành các vết thương ở bên trong, trung hòa acit trong dạ dày. Có thể làm thành dạng viêm để uống sau ăn 30 phút.
  • Theo y học cổ truyền, quả chuối chát xanh có tình bình, vị chát, đắng, có khả năng giải độc, tiêu viêm, lương huyết đồng thời kích thích tiêu hóa tốt. Vì thế dân gian thường tận dụng thảo dược này để điều trị trào ngược dạ dày
  • Nha đam cũng là loại thảo dược thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc kháng khuẩn, chống viêm hay làm lành các vết thương. Nha đam tính hàn, vị mát, dễ dùng cho nhiều đối tượng. Nha đam tác dụng giải độc tiêu viêm, thanh nhiệt nên có thể điều trị một số bệnh bên trong cơ thể như trào ngược dạ dày…