Bánh Trung thu có độ béo và ngọt rất cao, chứa nhiều năng lượng. Vì thế, trong ngày có 1 thời điểm không nên ăn bánh trung thu vì sẽ gây hại cho sức khỏe.

Bánh Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện vào cuối thời Nguyên (những năm 1300). Tương truyền rằng, vào cuối thời Nguyên, trong 1 cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo; để có thể truyền tin bí mật trong những cuộc chiến tranh; người dân đã nghĩ ra cách làm bánh hình tròn và nhét thông tin bên trong. Trong tờ giấy ghi rõ thời gian bắt đầu trận đấu là vào rằm tháng 8, thời điểm trăng sáng và cao nhất.

Sự lan rộng của những chiếc bánh đã giúp tin tức cuộc khởi nghĩa được lan truyền nhanh chóng. Từ đó, người dân Trung Quốc đã lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm cho sự kiện này.

Sau đó, món bánh này đã truyền đi nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệt là các nước phương Đông – trong đó có Việt Nam. Món bánh Trung thu ngày càng đa dạng; và được thay đổi theo khẩu vị, sở thích của mỗi quốc gia.

Trong ngày có 1 thời điểm không nên ăn bánh Trung thu vì sẽ vô cùng hại sức khỏe
Bánh Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện vào cuối thời Nguyên (những năm 1300).

Tại Việt Nam, ngày rằm tháng 8 được xem là ngày nông dân mở tiệc ăn mừng cho một mùa vụ bội thu, cảm tạ Trời đất. Ngoài ra, ngày này cũng mang ý nghĩa đoàn viên, gắn kết các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, bánh Trung thu được làm với hình vuông hoặc tròn để thay lời cảm tạ Trời đất.

Thời điểm trong ngày không nên ăn bánh Trung thu vì sẽ gây hại cho sức khỏe

Bánh Trung thu là một nét văn hoá đặc biệt của người Việt trong mỗi dịp Rằm tháng 8. Khi ăn bánh, người Việt có thói quen nhâm nhi vài ngụm trà xanh hay cà phê để trung hòa vị giác; giúp việc thưởng thức bánh được hoàn hảo hơn.

Thời điểm trong ngày không nên ăn bánh Trung thu vì sẽ gây hại cho sức khỏe
Bánh Trung thu là một nét văn hoá đặc biệt của người Việt trong mỗi dịp Rằm tháng 8.

Bánh Trung thu dù ngon và mang lại nhiều ý nghĩa nhưng lại rất nhiều đường; vì thế chúng nên được tiêu thụ đúng cách; nếu không sẽ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: cần tránh ăn bánh Trung thu sau bữa tối, đặc biệt là sau 7h tối; bởi loại bánh này có vị rất ngọt; vào thời điểm này cơ thể vận động không nhiều dẫn đến năng lượng bị tích tụ; từ đó sẽ gây ra tình trạng béo phì, thừa cân, tăng cholesterol trong máu.

Khi ăn bánh, thường mọi người sẽ chọn nhâm nhi cùng một tách trà hay cà phê; nhưng 2 loại đồ uống này có chất kích thích, làm tinh thần trở nên tỉnh táo hơn. Nếu uống vào buổi sáng thì không sao; nhưng uống vào buổi tối sẽ dẫn đến mất ngủ, gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, giới chuyên gia cũng khuyên không nên ăn bánh Trung thu ngay sau bữa cơm; mà nên ăn vào khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi ăn; lý do là khi vừa ăn cơm, dạ dày chưa tiêu hóa hết thức ăn; nếu lập tức ăn bánh Trung thu sẽ dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.

Những lưu ý khi sử dụng bánh Trung thu

Thành phần chính của bánh Trung thu rất đa dạng như: bột, đường, bơ, mỡ lợn; và đa dạng các loại nhân theo nhu cầu người sử dụng. Do đó, bánh Trung thu không chỉ có độ béo và ngọt rất cao mà còn chứa nhiều năng lượng.

Việc sử dụng bánh Trung thu nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe; đặc biệt với những người thừa cân-béo phì, đái tháo đường, tim mạch, cũng như các bệnh mạn tính khác.

Lưu ý khi sử dụng bánh trung thu
Ăn quá nhiều bánh Trung thu sẽ gây hại cho sức khỏe, (ảnh minh họa: Internet).

Do đó, để có một mùa Trung thu an toàn, vui vẻ bên gia đình, tránh các nguy cơ không tốt cho sức khỏe; người tiêu dùng cần biết 5 lưu ý khi sử dụng bánh trung thu:

  • 1. Về hạn sử dụng: Sản phẩm phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng, tốt nhất nên sử dụng sản phẩm mới xuất xưởng càng sớm càng tốt.
  • 2. Về nhãn mác: Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng gồm có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản,…
  • 3. Về chất lượng: Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không có mùi khác lạ. Không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
  • 4. Về thành phần dinh dưỡng: Nên đọc thành phần dinh dưỡng để biết các thông tin về năng lượng, chất béo, chất bột đường… có trong 1 bánh hay trong 100g bánh.
  • 5. Về số lượng sử dụng: nên ăn miếng nhỏ, ăn ít. Đối với các người bệnh đái tháo đường, tim mạch, thừa cân-béo phì; và đang mắc các bệnh mạn tính khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.