Qua góc máy quay nhanh từ 56 ngày còn vài phút chúng ta sẽ được thấy vòng đời của con tằm; từ những quả trứng tằm bé li rồi thành nhộng, sâu tằm nhả tơ để tạo kén.
- Video: Chuột mẹ liều mình giải cứu đàn con khỏi hang ngập nước
- Video: Sư tử lơ đễnh đi không nhìn đường và rớt xuống hồ
- Video: Loài bướm có đôi cánh trông giống chiếc lá khô
Cảnh quay nhanh tằm nhả tơ làm kén
Con tằm nhả tơ như thế nào?
Hàng ngàn năm trước, người Trung Quốc đã nắm được bí quyết sử tơ tằm để dệt vải. Bí quyết này được giữ bí mật đến nỗi bất cứ ai mang tằm hoặc trứng tằm ra khỏi Trung Quốc đều bị chặt đầu. Ngày nay tằm không chỉ được nuôi ở Trung Quốc mà còn ở Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha và Ý. Loại lụa tốt nhất chính là dệt bằng tơ của con tằm – một loại sâu – ăn lá dâu.
Trong giai đoạn nhộng (3-8 ngày), tằm tiết ra một loại protein lỏng và không hòa tan gọi là friboin, được tiết ra từ miệng của chúng. Protein lỏng này cứng lại khi tiếp xúc với không khí.
Sau đó, tằm tiếp tục tiết ra sericin – chất kết dính, giúp kết dính các sợi tơ nhỏ lại với nhau. Chúng tiếp tục nhả tơ cho đến khi cái kén hoàn chỉnh. Với mỗi kén, tơ được bện khoảng 800.000 lần theo hình số 8.
Khi nhộng phát triển thành ngài, chúng phá kén để chui ra ngoài. Vì vậy, cần thu hoạch tơ trước khi nhộng phát triển thành ngài.
Kén tằm sẽ được nhúng qua nước sôi để diệt nhộng. Nước sôi cũng giúp làm mềm chất kết dính sericin để tách tơ. Cần khoảng 2500 con tằm để tạo 0,45 gam tơ tằm thô.
Tơ tằm chủ yếu được sử dụng để may quần áo. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu cách gây đột biến tằm để chúng có thể tạo ra tơ cho các ứng dụng y tế, chẳng hạn như để thay thế dây chằng đầu gối.
Theo Khoahoc.tv