Nước mía là đồ uống quen thuộc và yêu thích của mọi người trong mùa hè. Ngoài để giải khát, nó còn có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người như: giải độc, ngừa ung thư và trị nhiều bệnh…

Theo Đông y, mía có vị ngọt và tính mát; giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Loại nước này bao gồm các thành phần: đường tự nhiên, natri, kali, canxi, magie, sắt, chất chống oxy hóa và không có chất béo hay cholesterol xấu. Chính vì vậy, nó rất có lợi cho sức khỏe con người.

Tác dụng của nước mía với sức khỏe

Chống lão hóa, ngừa mụn cho da sáng hồng

Trong mía chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa flanovoid và phenolic giúp ngừa nếp nhăn; làm da sáng hồng và căng mịn. Giúp giữ ẩm cho da và mềm mại hơn mà không cần phải dùng nhiều kem dưỡng ẩm.

Nước mía là một loại thức uống giải khát được làm từ mía bằng phương pháp xay ép cây mía để lấy nước. Loại đồ uống này được phổ biến ở châu Á, Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh
Nước mía là thứ đồ uống được ưa chuộng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và giá thành rẻ (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, axit alpha hydroxy (AHA) trong mía, giúp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tế bào. Nhờ vậy mà phòng ngừa mụn sưng, mụn viêm, mụn trứng cá; và ngăn mụn phát triển trên da. Đây là một lợi ích tuyệt vời dành cho phái đẹp khi thường xuyên uống loại nước này.

Nước mía giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư

Trong nước mía có chứa flavonoid cùng canxi, magie, kali, sắt và mangan nên có tính kiềm, được công nhận là ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư; đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Chữa hôi miệng và sâu răng tự nhiên

Nhờ lượng khoáng chất, canxi và photpho dồi dào trong thức uống này, sẽ giúp bảo vệ men răng, giúp răng chắc khỏe và không bị sâu. Ngoài ra, nó giúp cải thiện hơi thở thơm mát hơn.

Nước mía giúp tăng cường chức năng gan

Uống nước mía giúp duy trì nồng độ glucose trong cơ thể, và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Nhờ tính kiềm tự nhiên, nên đồ uống này giúp cân bằng điện giải trong cơ thể; từ đó ngừa trường hợp gan bị quá tải. Thường xuyên uống nước mía, giúp bạn giảm nhẹ các bệnh về gan như: suy giảm chức năng gan hoặc vàng da.

Duy trì sức khỏe của thận

Vì không chứa cholesterol, ít natri, lại không có chất béo bão hòa; nên đồ uống này có thể giúp bạn duy trì sức khỏe của thận. Khi thận khỏe, sức khỏe tổng thể cũng sẽ được cải thiện.

Giúp giảm đau do một số bệnh

Một số bệnh như: bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt… có thể khiến bạn bị nóng rát khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể pha nước mía với nước chanh hay nước dừa tươi để uống.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Kali trong mía giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa; từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Ngoài ra, đồ uống này còn có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.

Giảm nhẹ bệnh tiểu đường

Mọi người thường nghĩ, nước mía có lượng đường cao nên sẽ không phù hợp với người bị tiểu đường. Tuy nhiên, nếu biết uống đúng cách, thì bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể nhận được nhiều lợi ích từ nước mía. Do lượng đường tự nhiên trong loại nước này có chỉ số đường huyết thấp, nên có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Giải độc rượu hiệu quả

Nước mía ngọt mát và chứa nhiều chứa đường tự nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhờ vậy mà giải độc rượu nhanh và tốt cho sức khỏe.

Lưu ý khi uống nước mía

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nước mía chứa 70% hàm lượng đường. Đây là nguồn cung cấp năng lượng và calo tuyệt vời cho cơ thể; nhưng cũng có thể khiến bạn tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu uống quá nhiều. Vì thế, để có tác dụng tốt cho sức khỏe từ loại đồ uống này, bạn cần lưu ý:

Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu thế giới. Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m.
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường (Ảnh: Pixabay)
  • Không để nước mía quá lâu bên ngoài hoặc bảo quản trong môi trường kém vệ sinh; dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh.
  • Không uống quá nhiều dù rất khát; dùng khoảng 240 ml mỗi ngày (khoảng 2 ly) và nên dùng ngay sau khi ép.
  • Người có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng khó tiêu thì không nên uống nước mía thường xuyên; vì mía có tính mát và lượng đường cao nên dễ gây đau bụng.
  • Không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ; hay thuốc chống đông máu, sẽ khiến công dụng của thuốc trở nên vô nghĩa.
  • Người đang ăn kiêng, muốn giảm cân chỉ nên uống có chừng mực; vì nước mía cung cấp khá nhiều năng lượng.
  • Phụ nữ mang thai cũng cần hạn chế uống nước mía kẻo nhiễm trùng, nhiễm độc cho mẹ bầu và thai nhi.