Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, khi tập thể dục vào mùa đông, cần lưu ý một số điều để không gây hại cho sức khỏe.
- Những thói quen tập thể dục vào mùa hè dễ gây đột quỵ, người sau 40 tuổi cần lưu ý
- Thói quen dễ gây tình trạng đột quỵ trong mùa đông
- 7 nguyên tắc duy trì và cải thiện sức khoẻ hệ tiêu hoá trong mùa đông
Mùa đông đến, thời tiết giá lạnh khiến cơ thể lười vận động, dễ tăng cân hơn. Do đó, để cải thiện vóc dáng, đầy lùi bệnh tật, việc duy trì chế độ tập luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên vào mùa lạnh, cần lưu ý một số điều khi tập thể dục để không gây hại cho sức khỏe.
Xem nhanh
Những lưu ý khi tập thể dục vào mùa đông để không gây hại cho cơ thể
1. Thể dục buổi sáng muộn hơn
Mùa đông, buổi sáng sớm có thể có sương. Hơn nữa, vào buổi sáng sớm, cây cối chưa quang hợp nên lượng khí carbon do cây thải ra vẫn còn nhiều trong không khí. Hơn nữa, mùa đông, trời sáng muộn nên cây cối cũng quang hợp muộn.
Vì vậy, nếu đi thể dục buổi sáng quá sớm sẽ càng có hại cho sức khỏe. Hãy chờ cho trời sáng hẳn, lượng ôxy trong không khí nhiều hơn carbon thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn; nhất là đối với người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp.
2. Tập thể dục vào mùa đông nên khởi động cơ thể kỹ hơn
Khởi động là bước quan trọng trước khi tập thể dục nhằm làm ấm cơ thể; giúp hệ thống tuần hoàn sẽ bơm máu giàu ôxy hơn đến các cơ bắp. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường khả năng lưu thông máu khắp cơ thể, các nhóm cơ giãn ra, giảm thiểu các chấn thương khi tập luyện.
Vậy nên, vào mùa lạnh, nên dành nhiều thời gian hơn cho các bài tập khởi động. Nếu khởi động không kỹ, bạn có nguy cơ bị căng cơ, chuột rút, thậm chí bong gân, trật khớp.
3. Lưu ý cách thở khi tập thể dục
Không khí lạnh khiến bạn dễ bị viêm họng và mắc các bệnh về hô hấp. Vì vậy, nên chú ý cách thở trong lúc tập luyện. Bạn hãy học cách thở bằng bụng (hít thật sâu để không khí vào đầy bụng qua đường mũi rồi sau đó thở ra). Trong khi tập, nên tránh há miệng để không khí không lọt vào bụng qua khí quản; nhờ đó có thể tránh được nguy cơ viêm họng và các bệnh hô hấp khác.
4. Lựa chọn trang phục phù hợp
Không nên mặc áo dày vì trong quá trình tập thể dục, cơ thể bạn sẽ ấm dần lên; nếu mặc áo quá dày sẽ nóng và ra nhiều mồ hôi. Thay vào đó, bạn nên mặc vài lớp áo được may từ sợi tổng hợp, thiết kế ôm sát cơ thể, thấm mồ hôi, để khi nóng quá, bạn có thể cởi bớt ra.
Nên chọn những bộ quần áo thể thao mùa đông được thiết kế vừa để giữ ấm, vừa bảo đảm độ thoáng khí, thoát mồ hôi; và không gây tổn hại cho da. Tất len hoặc tất bằng sợi polypropylene là sự lựa chọn tốt để thoát ẩm.
Chọn giày tập nên chọn loại có đế chống trượt và chắc chân. Không nên đi giày quá chật, quá kín vì sẽ cản trở quá trình lưu thông máu ở chân.
5. Giữ ấm đầu, chân và tai khi tập thể dục vào mùa đông
Khi trời lạnh, lưu lượng máu sẽ tập trung chủ yếu vào các khu vực cốt lõi ở trung tâm của cơ thể, khiến cho đầu, tay và chân của bạn dễ bị tê cóng. Vì vậy, khi ra ngoài tập thể dục nên đội mũ, hay quàng khăn để giữ ấm đầu và bảo vệ đôi tai. Cùng với đó, nên đeo găng tay, tất và đi giày để giữ ấm chân tay khi tập thể dục ngoài trời.
6. Uống nhiều nước hơn khi tập thể dục vào mùa đông
Dù thời tiết nóng hay lạnh, việc uống đủ nước vẫn rất quan trọng. Khi mất nước, cơ thể sẽ bị hạ nhiệt. Mùa đông bạn nên uống nước ấm. Có thể bạn sẽ cảm thấy ngại vì phải uống nhiều nước khi trời lạnh do phải đi tiểu nhanh, nhiều hơn bình thường. Nhưng đó lại càng là lý do để bắt buộc bạn phải uống nước; uống càng nhiều nước càng tốt vì chúng sẽ giúp cơ thể bạn không mất nước, da dẻ không khô nẻ.
Tập thể dục vào mùa đông không chỉ giúp bạn khỏe khoắn hơn mà còn giúp các cơ quan như tim mạch, tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người sẽ có những phương pháp tập luyện khác nhau để phù hợp hơn.