Lợi dụng hai bức tường gần nhau, hai bé gái đua nhau trèo lên như người nhện và nhảy xuống tiếp đất một cách thuần thục.

Video hai bé gái trèo tường như người Nhện

Nguồn video: VnExpress.

Góc bình luận: Đẻ con gái cho đỡ nghịch

Bình luận của độc giả xem video:

– Lên tìm nhện mà không thấy, bọn nó chạy đi đâu hết cả.

– Ninja thế hệ mới đây rồi.

– Đúng là phải học hỏi. Sao mà tụi nhỏ dẻo thế. Hihi

– Trò chơi tuổi thơ, công nhận thú vị nhưng cũng hơi nguy hiểm nếu trượt tay.

– Con gái thì phải “Thuỳ mị” như thế, các bác lại soi mói, ý kiến ý cò.

– Đi thi Ninja warrior là được rồi đó (Là 1 truyền hình bên Mỹ) nó có cái phần bám tường kính như thế này nè.

Liệu tơ của người Nhện có thật sự ngừng lại một con tàu đang chạy?

Khi người Nhện sử dụng tơ nhện của mình để chặn một toa tàu điện ngầm R160 ở thành phố New York trước khi nó lao khỏi đường ray; ban đầu mọi người có thể cho rằng điều đó chỉ có trong phim. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới của Anh, đây là thực tế.

Trong bộ phim Người Nhện 2, Peter Parker đã sử dụng tơ nhện của mình để ngăn đoàn tàu. Các nhà nghiên cứu tuyên bố đã phát hiện ra một loài nhện thực sự có những sợi tơ đủ mạnh để thực hiện điều này.

Đoạn phim người Nhện dùng tơ dừng đoàn tàu

Nguồn video: dkn.tv.

Ba sinh viên Cao học thuộc Đại học Leicester quyết định thử tính toán xem cảnh phim trong “Người Nhện 2” có thể thực sự xảy ra hay không. Đó là, liệu mạng nhện của siêu anh hùng này có thể xảy ra trong thực tế?

Đồng tác giả nghiên cứu Alex Stone cho biết cho biết trong một thông cáo báo chí: “Người ta thường nói rằng tơ nhện bền hơn thép. Vì vậy chúng tôi nghĩ sẽ rất thú vị khi xem điều này; có đúng với phiên bản phóng to của Người Nhện hay không.

Video: Hai bé gái trèo tường như người Nhện
Ảnh chụp màn hình/Phim Người nhện 2.

“Sau khi xem xét đối tượng, chúng tôi khá ngạc nhiên; khi phát hiện ra rằng lớp tơ nhện này đã được mô tả khá chính xác”.

Các sinh viên xác định, sợi tơ nhện này phải dùng một lực lên tới 300.000 N; mới có thể ngăn được 4 toa tàu điện ngầm gắn vào nhau. Họ đã tính đến xung lực của đoàn tàu ở tốc độ tối đa, động lực của động cơ; và thời gian để các sợi tơ dừng hoàn toàn con tàu đang chạy.

Video về mạng nhện siêu bền của loài nhện vỏ cây Darwin

Dựa vào đó, họ tính toán rằng một sợi tơ nhện với kích thước này sẽ có thể đạt được mục đích; nếu nó có sức mạnh tương đương với nhện vỏ cây Darwin; có tên khoa học là Caerostris darwini – sở hữu một số sợi tơ mạnh nhất từng được biết đến. Điều này có nghĩa là tơ của người Nhện có độ cứng tỷ lệ với mạng nhện thật; và trên thực tế có khả năng dừng một đoàn tàu đang di chuyển.

“Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi có vẻ không nghiêm túc lắm; nhưng nó đã dạy chúng tôi cách áp dụng kiến ​​thức vật lý của mình trong các bối cảnh khác nhau và trong quá trình bình duyệt; vốn là cơ sở của nhiều nghiên cứu của chúng tôi”, James Forster đồng tác giả nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố.

Nghiên cứu này đã tạo nên một trải nghiệm vô giá cho bất kỳ ai muốn bước vào lĩnh vực nghiên cứu sau này.