Nấm nấm bào ngư hay còn gọi nấm sò là loại thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng khi dùng nấm bào ngư không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nấm có chứa tới khoảng 60 yếu tố khoáng; lượng đạm cao gấp 3-4 lần so với các loại rau khác và 18 loại axit amin, Vitamin D, vitamin B mà những loại rau khác không thể có được.

Việc chế biến và sử dụng nấm bào ngư sao cho có lợi nhất là điều ít người biết đến và quan tâm; dễ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư. Thông thường, nhiều người thường vệ sinh và chế biến nấm sai cách nên dẫn đến một số tác dụng phụ khi ăn nấm.

5 điều cần lưu ý khi sử dụng nấm bào ngư

1. Nấu nấm bào ngư với nhiệt độ thấp

Khi nấu nấm sò ở nhiệt độ thấp; nó sẽ tiết ra khá nhiều nước khiến món ăn mất đi hương vị, màu sắc và thẩm mỹ. Vì vậy, khi chế biến nấm thành những món ăn thì nên nấu ở nhiệt độ cao để tăng độ thơm ngon của nấm.

Nấu nấm bào ngư với nhiệt độ thấp
Xào nấu nấm nên nấu dưới ngọn lửa lớn sẽ ngon hơn rất nhiều và không làm mất mùi, vị, màu sắc của nó (ảnh chụp màn hình: nam2lam.com).

2. Sử dụng nhiều dầu mỡ để nấu nấm bào ngư

Nấm sò có đặc tính hút nước và chất lỏng. Cho quá nhiều dầu khi xào loại nấm này sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của nấm vào cơ thể. Điều này có thể dẫn đến chướng bụng, khó tiêu và nghiêm trọng hơn là bị trào ngược dạ dày.

3. Nấu nấm chín hoàn toàn

Cần nấu nấm bào ngư trong tầm 5 – 10 phút để nấm chín hẳn; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không gây hại cho cơ thể. Vì nếu nấm chưa chín hẳn, các chất hay vi khuẩn trong nấm chưa bị tiêu diệt hết sẽ gây tác dụng phụ; ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nấu nấm chín hoàn toàn
Không ăn cùng lúc nhiều loại nấm; vì ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc còn nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học dễ ngộ độc.

4. Không sử dụng nấm chung với đồ mát

Nấm sò có tính mát, vị ngọt. Nếu sử dụng nhiều nấm và kết hợp với đồ ăn có tính lạnh trong thời gian dài sẽ khiến bị lạnh bụng, khó tiêu và tiêu chảy.

Những người có sức khỏe yếu, hay bị đầy bụng không nên dùng nấm bào ngư. Bên cạnh đó, khi ăn nấm sò thì cũng nên hạn chế những đồ uống lạnh như: trà đá, cà phê đá hoặc các thức uống giúp giải nhiệt,… để hạn chế bị đau bụng.

5. Dùng đồ nhôm để nấu

Khi nấu trong nồi hay chảo nhôm, những hoạt chất có trong loại nấm này sẽ phản ứng với nhôm khiến nấm chuyển qua màu thâm đen. Điều này khiến món ăn mất đi vẻ thẩm mỹ. Do đó, khi nấu nấm thì không nên sử dụng các dụng cụ làm từ nhôm.

5 điều cần lưu ý khi sử dụng nấm bào ngư để tránh gây hại cho sức khỏe
Không ăn nấm khi uống rượu; vì có một số loại nấm dại tuy không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu dễ gây ngộ độc (ảnh chụp màn hình: caynamviet.com).

Một số dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc nấm

  • Nếu sau khi ăn nấm mà bị nôn mửa, mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần trong ngày thì đó là triệu chứng của ngộ độc; phải đến bệnh viện cấp cứu gần nhất. Nếu để nấm bào ngư càng lâu, tình trạng ngộ độc càng nặng có thể bị tim mạch hay tử vong. Vì vậy, cần phải lưu ý khi mua nấm.
  • Chất độc trong nấm có nhiều loại, thường gây kích ứng đường tiêu hóa; làm tổn thương tế bào gan thận, tê liệt thần kinh. Nhất là người uống rượu ăn kèm với nấm sẽ tăng nguy cơ ngộ độc rượu do hàm lượng aldehyde trong máu quá cao, gây nên bốc hỏa, đau đầu, buồn nôn và khó thở; nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Để có thể phát huy hết những công dụng và bảo vệ được những dưỡng chất có trong nấm bào ngư thì nên sử dụng và bảo quản đúng cách nhé.