Theo các chuyên gia về sức khỏe, bổ sung vào thực đơn bữa ăn những món canh dân dã nhưng giàu chất dinh dưỡng có thể giúp bổ máu; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với những thực phẩm lành mạnh là cách đơn giản nhất giúp cơ thể phòng chống các loại bệnh tật.
8 món canh dưới đây rất tốt cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi. Ăn nhiều các món canh này sẽ có tác dụng bổ máu, bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe hiệu quả.
- 8 loại rau không nên luộc nếu không muốn mất hết chất dinh dưỡng
- 3+ cách nấu canh mướp đắng không bị đắng đơn giản dễ thực hiện
- Cách nấu canh mồng tơi với thịt băm ngọt thanh
Xem nhanh
10 món canh giúp bổ máu, tăng cường sức đề kháng
1. Canh nghêu nấu với bầu
Nghêu là loại thực phẩm giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt; lượng sắt trong nghêu nhiều hơn thịt bò nên rất trong việc bổ máu, thích hợp cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em và người ốm cần bồi bổ sức khỏe.
Ăn nghêu còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch; giúp người bị cảm cúm nhanh khỏi, người bình thường khỏe mạnh hơn; phòng chống loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹp da, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
2. Canh rau dền nấu với thịt nạc hoặc tôm
Canh rau dền nấu thịt bằm là món canh dân dã được nhiều gia đình yêu thích vì nó dễ làm, có vị ngọt mát, màu sắc bắt mắt.
Rau dền có tính hàn; khi kết hợp với thịt nạc không những dễ ăn mà còn có lợi ích bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể hồng hào, khỏe mạnh.
3. Canh mướp nấu lá hẹ
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc; giúp điều kinh, chỉ đới, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, thông huyết mạch….
Theo y học hiện đại trong mướp chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, cellulose, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
Thế nên, không những giúp bổ máu; canh mướp nấu lá hẹ còn có tác dụng chữa ho, cảm, hạ sốt rất hiệu quả. Vì mướp giàu chất dinh dưỡng; khi kết hợp với lá hẹ (nổi tiếng có tác dụng hạ sốt; giảm cảm lạnh) tạo thành một món canh ngon và cũng là một bài thuốc chữa bệnh vô cùng tốt.
4. Canh củ dền đỏ
Củ dền đỏ giàu vitamin và chất khoáng. Không những vậy; trong loại củ này có chứa hàm lượng sắt cao (> 5mcg sắt/100gram củ dền) có tác dụng tái tạo và sản sinh nhiều tế bào máu; bổ sung nhanh chóng lượng máu còn thiếu hụt trong cơ thể.
Củ dền đỏ có thể hầm với xương và nhiều loại rau củ quả khác; làm món canh bổ máu giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể hiệu quả.
5. Canh cua nấu rau đay
Trong 100gr rau đay có chứa tới 7,7mcg sắt nên đây là loại thực phẩm rất tốt cho những ai bị thiếu máu. Bên cạnh đó; rau đay nấu với cua đồng cũng là một món canh dân dã có tác dụng giải nhiệt, dễ tiêu, bổ sung canxi; thích hợp trong điều kiện thời tiết nắng nóng, người mệt mỏi, căng thẳng, đang chán ăn.
6. Canh rau mồng tơi nấu cua đồng xay
Không riêng gì rau đay; lượng sắt trong rau mồng tơi cũng khá cao (3,75mcg/100g rau) ngoài việc giúp cơ thể tổng hợp lượng máu cần thiết; và cung cấp một lượng lớn chất xơ và nhiều loại vitamin như vitamin A, C, K, chất diệp lục, folate, magie,… Trong đó, vitamin K có thể kích thích protein giúp đông máu, cầm máu vết thương. Vitamin C có khả năng đẩy nhanh quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.
Bên cạnh đó, canh mồng tơi nấu cua hay tôm khô hoặc tôm tươi,… cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, giúp thanh nhiệt cơ thể nhanh chóng.
7. Canh rau ngót nấu với thịt bằm hoặc tôm khô
Theo Đông y; rau ngót có tính mát, vị ngọt, thanh nhiệt, giải độc, bổ máu huyết, chữa bệnh nhuận tràng …Thành phần dinh dưỡng trong rau ngót chứa nhiều đạm thực vật; nên có thể được dùng thay thế đạm động vật.
Bên cạnh đó, lượng sắt trong 100gram rau ngót chứa đến 2,7mcg và nhiều vitamin B1, B2, B6,… Khoáng chất magie, kali, protein và chất xơ,… có lợi ích tốt cho sức khỏe. Rau ngót phù hợp để nấu canh thịt băm; tôm băm hay tôm khô có lợi ích thanh nhiệt hiệu quả.
8. Canh đu đủ chín
Trong đu đủ chín có chứa nhiều loại vitamin có lợi ích cho sức khỏe; như: Vitamin A, C, sắt (2,6mcg/100g đu đủ chín), …. Đây là loại quả dễ tiêu hóa, thích hợp để hấp thụ chất dinh dưỡng cho máu.
Đu đủ chín có thể ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn làm sinh tố đều được. Sử dụng đu đủ vừa chín tới nấu với xương heo làm thành món canh bổ máu giúp giải nhiệt; giải độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
9. Canh củ cải trắng nấu sườn non
Củ cải trắng là loại thực phẩm giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri… có tác dụng bổ máu cho bà bầu và trẻ nhỏ.
Theo Đông y, trong củ cải còn có vị cay, ngọt, tính bình; có công dụng lưu thông hơi thở, tiêu đờm; giúp hệ tiêu hóa tốt, lợi tiểu, giải độc cho cơ thể…
Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ ăn canh củ cải trắng sẽ có tác dụng trị được bệnh viêm phế quản; ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu đường, kiết lỵ.
10. Canh bí đao nấu gà
Canh bí đao nấu thịt gà thích hợp bồi bổ cơ thể thêm chất dinh dưỡng từ nhiều công dụng quý giá của quả bí đao và thịt gà; giúp khí huyết dồi dào, lưu thông tốt, bổ máu … Thậm chí còn có thể phòng và chữa các bệnh về cảm, sốt; bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi, v.v.
Bí đao có tính mát, giải nhiệt. Tính mát từ bí đao có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh; như: hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư vòm họng, mụn nhọt,… Hơn nữa, bí đao còn đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp; ho, long đờm, tiểu đường, phù chân tay khi đang có thai, bệnh gan …
Trong thịt gà có chứa 1,5 mg sắt mỗi khẩu phần 226gram nên khi nấu gà kết hợp với bí đao để có món canh bổ máu; thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể hiệu quả.
Để phòng bệnh tật, ngoài việc tập thể dục thường xuyên; có thể bổ sung các món canh trên vào bữa ăn hàng ngày của gia đình; giúp bổ máu, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.