Hầu hết các loại hải sản đều có mùi tanh và mực cũng không ngoại lệ. Sau đây sẽ hướng dẫn cách sơ chế mực tươi sạch, không bị tanh và giữ vị ngọt lâu.
- Bí quyết chiên chả giò cực giòn cực ngon, để lâu cũng không mềm
- 7 cách đánh bay vết bẩn cứng đầu giúp xoong nồi trắng tinh như mới
- Một số lưu ý giúp thức ăn không bị dính chảo khi chiên
Mực tươi là thực phẩm tự nhiên với độ dai, giòn vừa phải cho nên được nhiều gia đình lựa chọn là món ăn lý tưởng cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng. Từ mực tươi có rất nhiều món ăn ngon như: nấu lẩu, chiên giòn, xào chua ngọt… để thay đổi khẩu vị cho cả nhà. Nhưng nếu ta không sơ chế đúng cách, món ăn sẽ còn mùi và giảm đi độ thơm ngon.
Do vậy, khâu sơ chế mực là rất quan trọng đấy. Cùng tham khảo ngay cách sơ chế mực tươi dưới đây nhé.
Xem nhanh
Cách làm mực tươi chuyên nghiệp
Rửa và sơ chế mực tươi
- Sau khi chọn những con mực tươi ngon nhất, cần rửa qua bằng nước muối gừng loãng. Vì mực là loại hải sản dễ bị giun, sán ký sinh trùng ẩn nấp và dễ bám vào da, đặc biệt là các bộ phận râu, xúc tu. Cũng có thể rửa qua mực tươi bằng rượu trắng để khử mùi tanh.
- Nắm chặt phần râu mực, sau đó kéo nhẹ phần râu mực ra khỏi thân. Túi mực là phần màu đen ở giữa ruột của mực; tuyến tiêu hóa là phần màu nâu dính với phần đầu mực. Đây là khâu rất quan trọng, vì nếu chúng ta không rút sạch túi mực ra thì khi vỡ túi sẽ khiến món ăn nhuốm màu đen sì. Hơn nữa mật vỡ thì sẽ có vị đắng, mất vị ngon của món ăn.
- Nếu túi mực bị vỡ có thể rửa sạch dưới vòi nước chảy để trôi hết mật đi.
Làm sạch phần nội tạng của mực
Dùng tay kéo nhẹ phần xương sống màu trắng trong ra khỏi thân mực. Có thể dùng ngón tay giúp tách nhẹ lớp màng bám để việc kéo râu và ruột mực ra được dễ dàng hơn.
Giai đoạn này, nếu muốn cắt khoanh mực thì cần rửa sạch; sau đó loại bỏ phần nội tạng bên trong bụng mực xong thì cắt khoanh. Nếu muống cắt miếng thì bạn xem các bước tiếp theo nhé!
Mổ mực
- Xẻ dọc bụng mực.
- Cạo sạch phần nội tạng bên trong ruột mực.
- Dùng dao sắc cắt nhẹ một đường từ phía đầu thân mực, để tạo một đường gờ giữa da và thịt mực.
- Một tay giữ chặt phần thịt mực, tay còn lại nắm giữ chắc phần da mực và kéo lên.Lần lượt kéo từng phía ra sẽ dễ dàng loại bỏ hoàn toàn được phần da mực.
Làm sạch phần ruột và đầu mực
- Cắt rời phần ruột ra khỏi đầu, xẻ đầu mực và đem rửa sạch.
- Nếu muốn sử dụng phần ruột thì loại bỏ túi mực và kéo bỏ sợi chỉ đen trong ruột mực ra.
- Cuối cùng đem rửa sạch đầu và thân mực đã được làm sạch là xong.
Vậy là đã xong công đoạn sơ chế và làm mực rồi; nếu sợ mực tanh thì có thể xem cách khử mùi tanh của mực để biết rõ hơn.
Một số cách sơ chế mực tươi sạch và không còn mùi tanh
Dùng mẻ
Lấy từ 1 đến 2 thìa mẻ (hoặc hơn tùy vào số mực) cho vào tô đựng mực. Đảo đều và chà sát mẻ lên khắp các bề mặt của mực, để khoảng 5 phút. Sau đó dùng vòi nước sạch rửa hết phần mẻ còn lại trên bề mặt mực; cho vào rổ để cho ráo nước trước khi chế biến thành món ăn.
Gừng, muối, rượu trắng
Nếu chỉ dùng muối thì sẽ không thể khử mùi tanh của mực thật hiệu quả. Thế nên sự kết hợp của củ gừng đập dập, 1 thìa muối và 1 thìa rượu trắng chính là công thức vàng đánh bay mùi tanh của mực.
Chỉ cần chà xát mực với hỗn hợp trên thì mùi tanh sẽ biến mất hoàn toàn. Không những thế, rượu trắng còn giúp món ăn tăng hương vị gấp đôi, tăng độ giòn ngon và có màu trắng tinh.
Dầu mè, rượu trắng
Sau khi đã làm sạch mực xong, đừng vội mang chế biến ngay mà hãy ướp chúng với 2 thìa café dầu mè cùng 1 chút rượu trắng trong 5 phút. Dù nấu món gì thì thành phẩm chúng ta có được cũng sẽ thơm ngon và hấp dẫn.
Dùng chanh tươi
Chanh chứa nhiều axit và có mùi thơm nên việc khử mùi của mực cũng không khó. Vắt khoảng chừng 2- 3 quả chanh mới đủ cho 1 lần khử. Nhớ chỉ lấy nước cốt chanh, không lấy hạt chanh.
Bóp mực đều và nhẹ tay với nước cốt chanh; sau đó không cần chờ lâu đem rửa sạch ngay thịt mực dưới vòi nước đang rửa; rồi để ráo trên rổ.
Nước trà xanh
Chần sơ mực qua nước trà xanh, sau đó ngâm ngay vào chậu nước lạnh chính là cách giúp mùi tanh của mực hiệu quả. Sau rồi có thểm ngâm vào nước lạnh cũng sẽ giúp mực có được hương thơm đậm đà khi chế biến.
Chần mực qua nước sôi
Nếu không có sẵn dầu mè, rượu trắng, bạn có thể bắc một nồi nước đun sôi rồi chần qua mực khoảng vài giây; sau đó vớt ra ngâm vào thau nước đá. Cách làm này vừa giúp mực thơm giòn hơn lại loại bỏ được mùi tanh khó chịu.
Những lưu ý khi làm mực tươi ai cũng cần biết
- Phần đầu và râu mực, nếu thích có thể giữ nguyên.
- Khâu rửa mực sau khi làm mực là rất quan trọng, nhưng cần lưu ý không rửa quá mạnh tay để tránh làm mất độ ngon của mực.
- Có thể giữ lại lớp màng bọc bên ngoài của mực, tuy nhiên khi làm các món kho, lớp màng này sẽ bị tróc ra, gây mất thẩm mĩ cho món ăn. Do vậy, lời khuyên là nên bóc lớp màng này ở cả phần thân và đầu của mực.
- Nếu làm các món ăn yêu cầu độ cầu kỳ như mực nhồi thịt sốt me; bạn có thể giữ nguyên con mực tươi; tuy nhiên, hầu hết các món ăn từ mực đều yêu cầu phải thái lát nhỏ. Có thể cắt miếng hạt lựu như trên hình đối với các món yêu cầu có độ giòn sần sật của mực, còn lại, bạn nên khía vảy rồng và thái chỉ lớn.
- Hầu hết mực đều bị quắt lại khi chế biến, vì vậy nên thái miếng to hơn bình thường 1 chút.
- Ướp gừng với mực tươi cũng là một cách khử mùi tanh và tăng độ thơm cho mực đáng kể.
Sau khi làm sạch mực, bạn hoàn toàn có thể tự tin chế biến các món ăn đòi hỏi cao về chất lượng mực rồi đấy.
Hy vọng một số mẹo sơ chế mực tươi sạch và không bị tanh sẽ hữu ích với ai đó. Chúc các bạn thành công và luôn có những món mực thơm ngon nhé!