Lăng mộ Tần Thủy Hoàng với quy mô rộng lớn, được ngụy trang bởi lớp thảm thực vật. Trong lịch sử không có bất kỳ ghi chép nào về lăng mộ. Đến nay, lăng mộ chưa khai quật hết bởi quy mô và ẩn chứa quá nhiều điều bí ẩn…
Nó chôn vùi dưới lòng đất 2000 năm, mãi đến 3/1974 được phát hiện bởi người nông dân là Dương Chí Phát khi đào giếng thấy tượng đất nung. Bài viết này chia sẻ một trong những bí ẩn về đội quân đất nung qua công năng người tu luyện.
- Radio #15: Sự thật thú vị trong truyện “Hoàng Tử Ếch” và lời nguyền
- Radio #14: Địa ngục có tồn tại hay không?
Xem nhanh
Mục đích xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Trung Quốc được mệnh danh là vùng đất Thần Châu, là cái nôi văn hóa của nhân loại. Bởi vì, nơi đây được Thần chọn là nơi đặt định văn hóa cho nhân loại; nên ở Trung Quốc có hoàng đế; các nơi khác thường là vua, chư hầu,…
Tần Thủy Hoàng được Thần an bài là người thống nhất vùng đất trung tâm Hoa Hạ. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc cho nên những gì ông làm sẽ khai sáng cho hậu thế sau này. Ông thống nhất tiền tệ và đơn vị đo lường; thiết lập hệ thống quan lại địa phương do triều đình chỉ định; xóa bỏ chế độ phân chia ban tước cho các quý tộc…
Sau khi thôn tính sáu nước chư hầu, thống nhất Trung Quốc; Tần Vương hiểu rằng sau khi ông mất Đại Tần có thể bị các nước khác thôn tính lại; cơ nghiệp huy hoàng ông vất vả gây dựng sẽ sụp đổ. Đang phiền muộn vấn đề đó, trong một lần dạo chơi ở vườn hoa sau hậu cung Hàm Dương; ông lại suy nghĩ làm điều gì để đem sự huy hoàng của nước Tần lưu danh thiên cổ. Việc lưu lại cho tương lai không chỉ thể hiện sự huy hoàng của đế quốc Đại Tần; mà còn triển hiện sự sáng tạo vĩ đại của Thần.
Cao nhân mở lối tìm phương kế xây dựng lăng mộ
Tần Thủy Hoàng đang đăm chiêu chưa tìm ra phương kế gì lưu lại cho hậu thế thì đột nhiên một cao nhân xuất hiện trước mắt. Cao nhân hiểu rõ suy nghĩ của ông nên nói: “Việc thống nhất Trung Quốc và những thành tựu huy hoàng ngài gây dựng đã lấy đi sinh mạng và lợi ích nhiều người. Nên khi ngài còn sống và cả sau khi chết nhiều người muốn lật đổ, phỉ báng ngài”.
Tần Vương không lấy làm bực tức nói: “Điều đó không có gì đáng sợ, quan trọng là sau khi người ta lật đổ cơ nghiệp này, không để lại một dấu tích. Nhiều năm về sau, nếu muốn nhớ lại giai đoạn lịch sử huy hoàng này cũng không còn cách gì khôi phục được”
Vị cao nhân cười và nói: “Nỗi lòng của hoàng đế tôi đã thấu hiểu. Ngài muốn đợi những năm tháng đằng đẵng và các triều đại qua đi; khi những hận thù và lời lăng mạ của thế nhân dần phai nhạt. Chính lúc con người muốn nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan những thành tựu mà ngài gây dựng; thì không tìm được bằng chứng chân thực cho giai đoạn lịch sử này nữa”.
Tần Thủy Hoàng thở dài nói: “Đúng là như vậy, lúc đó con người sẽ phải làm sao đây?”. Cao nhân mở lối tìm phương kế: “Tôi sẽ tìm các đạo hữu bàn xem phải làm thế nào, một năm nữa trả lời”. Vua Tần chắp tay đáp lễ: “Hy vọng cao nhân có thể hoàn thành tâm nguyện này của ta”.
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là ý tưởng các vị Thần
Sau khi trở về, cao nhân đã mời nhiều đạo hữu đến bàn bạc về tâm nguyện của vua Tần. Một vị cao nhân khác nói: “Hiên Viên Hoàng Đế đã sáng lập ra nền văn hóa thần truyền 5000 năm của dân tộc Trung Hoa. Sau đó, Hoàng Đế vào núi sâu, tu luyện thành tiên; cưỡi rồng bay về trời để lại tích cổ sống động cho thiên thu vạn cổ. Nay Tần Thủy Hoàng là người mở ra thời đại đế vương kéo dài 2000 năm trong lịch sử. Quan trọng hơn là trải đường cho sự kiện Sáng Thế Chủ sẽ hồng truyền Đại Pháp trong tương lai”.
“Vậy thì chúng ta cùng tìm phương cách hoàn thành tâm ý của hoàng đế!”, mọi người nói. Cao nhân cho mời các vị Thần cai quản về kỹ nghệ như: điêu khắc gỗ, xây dựng, luyện sắt, chế tác gốm đến; nói rằng: “Căn cứ vào tình hình thực tế của nước Tần, các vị phụ trách các mảng kỹ nghệ thủ công, thử tìm phương cách gì có thể lưu lại diện mạo nhà Tần vĩnh viễn cho muôn đời sau”.
Các vị Thần cùng bàn bạc, nghiên cứu tỉ mỉ; thấy rằng đồ gốm có thể bảo tồn hàng ngàn năm mà không bị hư hại. Thời kỳ nhà Tần là “Binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc”, nếu sử dụng phương thức “binh chấn”; tức là chiến binh, ngựa, chiến xa, vũ khí khác nhau bảo vệ ở ngoại vi lăng mộ là cách tốt nhất thể hiện sự oai nghiêm của đế quốc Tần. Sau đó, quyết định giao cho vị Thần chuyên quản việc chế tác đồ gốm phụ trách sự việc này.
Quá trình chế tác binh đoàn đều có sự an bài tỉ mỉ các vị Thần
Các vị Thần tiếp tục an bài tỉ mỉ hết thảy mọi việc; từ chế tác, hạ thổ, việc bảo vệ lăng mộ và cách để người đời sau này phát hiện ra.
Đúng tròn một năm, vị cao nhân quay lại gặp vua Tần như đã hẹn. Ông nói rõ kế hoạch và cho nhà vua biết cần mời những thợ gốm sứ nào để chế tác binh đoàn; khi hạ thổ đội quân đất nung thì cần đến ai phụ trách… Vua Tần nghe xong vô cùng mừng rỡ, vội họp bàn và giao cho thuộc hạ đi làm ngay.
Rất nhiều nghệ nhân gốm từ hoàng cung đến khắp đất nước được triệu tập để hoàn thành công việc. Trong quá trình chế tác để nâng cao chất lượng sáng tác và phân rõ trách nhiệm; tên những người thợ gốm, hoặc địa danh được khắc ở nơi khó phát hiện như nếp gấp quần áo… của tượng.
Các bức tượng được chế tác theo nguyên mẫu người thật. Hàng ngàn bức tượng nhưng mỗi tượng đều mang đặc điểm riêng, khác nhau; từ đầu mũ, quần áo, nét mặt, tư thế, vũ khí. Tượng có lính bộ binh, cung thủ, tướng lĩnh với tư thế đứng thẳng hoặc cúi mình; cầm cung, kích, giáo, mác, gươm bọc đồng… Các tượng đều được phủ màu sắc đẹp mắt.
Trong toàn bộ quá trình chế tác tượng gốm đều thể hiện những điểm hóa chủ ý các vị Thần.
Người bảo vệ cho binh đoàn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Có một điều rất quan trọng là binh đoàn đất nung được đặt định nhân tố của nhiều vị Thần. Mục đích là bảo hộ trực tiếp binh đoàn không bị xâm hại bởi thời gian, con người và thiên tai. Còn một ý nghĩa sâu xa nữa, là sau khi con người tương lai phát hiện ra binh đoàn; có thể thông qua hiện vật này mà tìm về văn hóa, giá trị truyền thống.
Chính tầm quan trọng của binh đoàn đất nung nên một vị Thần thổ địa không đủ sức bảo vệ; cần có nhiều vị Thần ở tầng thứ cao hơn đã an bài tỉ mỉ hết thảy mọi việc.
Khi đội quân đất nung được hạ thổ, một nữ Thần ở tầng thứ cao đi ngang qua; thấy sự việc quan trọng này liền dùng thần thông triệu tập các Thần khác đến. Một số vị Thần đã nhập vào, trở thành Thần bảo hộ cho những bức tượng.
Còn vị nữ Thần ôm lấy vị Thần có hình hài một đứa trẻ (gọi là “tiểu thần”) nhập vào một bức tượng chiến binh vốn do một nghệ nhân trong triều chế tác. Một vị Thần tên Nguyệt Quang Bồ Tát nói với nữ Thần: “Tôi sẽ ở đây bảo hộ cho tiểu thần”. Nữ Thần nhẹ nhàng gật đầu mỉm cười.
Những vị Thần bất hảo phá hủy binh đoàn đất nung
“Tương sinh tương khắc” là lý của thế gian con người, lý của vũ trụ là hai chủng vật chất đối lập. Có tồn tại chính Thần thì cũng có ác Thần. Nhiều vị Thần bất hảo không muốn binh đoàn lưu lại cho con người tương lai. Họ tìm nhiều cách phá hoại, thậm chí can nhiễu trực tiếp như làm cho đồ gốm dễ vỡ…
Tiểu Thần và các chính Thần được giao nhiệm vụ bảo vệ binh đoàn đã chiến đấu với đám ác Thần. Khi xảy ra ác chiến, tiểu Thần không may bị ác Thần đánh trúng vào chỗ giao giữa tai và má bên trái. Nguyệt Quang Bồ Tát kịp thời xuất hiện, đánh bại đám ác Thần và cứu được tiểu Thần.
Trong suốt 2000 năm chôn vùi dưới lòng đất, tại vị trí lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đã xảy ra chiến loạn liên miên. Nhưng lăng mộ và đội quân đất nung vẫn lặng lẽ, bình yên dưới lòng đất; cho đến khi cuộc khai quật gây chấn động thế giới, đội quân đất nung tái xuất trước sự ngỡ ngàng, choáng ngợp của thế nhân. Tất cả đều là nhờ sự bảo vệ của các vị chính Thần.
Không muốn người đời sau biết sự tồn tại của binh đoàn đặc biệt này nên khi mọi công việc xây dựng kết thúc. Các vị Thần đã dùng thần lực của mình xóa đi hết thảy ký ức về sự việc này trong trí nhớ của quốc dân triều Tần khi đó. Vậy nên, cả một binh đoàn quy mô lớn như vậy đều bị chìm sâu vào quên lãng; sử sách cũng không có bất kỳ thông tin nào được lưu lại.
Các vị Chính Thần bảo vệ binh đoàn đã tái sinh thành con người đời này
Sự phát hiện tưởng như tình cờ của người nông dân đào giếng lấy nước nhưng đều là sự an bài. Thời điểm này, Trung Quốc có nhiều khảo cổ lớn được phát hiện và công bố; đồng thời phong trào khí công cũng xuất hiện. Điều đó trải đường cho sự kiện Đại Pháp được phổ truyền sâu rộng tại Trung Quốc những năm 1992 sau này.
Binh đoàn đất nung và những phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng khiến cho những con người hiện đại ngày nay vốn tin vào khoa học tiến bộ hiện đại; phải ngỡ ngàng, thán phục trí tuệ và trình độ kỹ thuật cao của cổ nhân từ hơn 2000 năm trước.
Khi bức tượng đất nung được phát hiện, vị tiểu Thần kia cũng nhờ đó mà xuất ra từ trong thân thể của tượng gốm, chuyển sinh đầu thai. Khi sinh ra, tại vị trí bên trái huyệt thái dương, chỗ giao nhau giữa tai và má của đứa trẻ có một cái bớt màu xanh; đó là dấu tích của trận chiến năm xưa của tiểu Thần.
Vị cao nhân và nữ Thần năm xưa đời này chuyển sinh và trở thành một đệ tử Đại Pháp. Nguyệt Quang Bồ Tát trong đời nay đã chuyển sinh thành một người thợ làm tóc nổi tiếng.
Trong luân hồi nghìn năm, mỗi sinh mệnh đều có vai diễn của mình, để cuối cùng chờ đợi Đại Pháp. Những bí ẩn trong lịch sử sẽ dần dần hé lộ, đó đều là văn hóa Thần truyền. Quay về văn hóa Thần truyền là cái gốc của sinh mệnh.