Khó thở khi nằm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe con người. Ở mức độ nhẹ nó gây ra cảm giác mệt mỏi, nặng hơn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cơ thể.

Hiện tượng khó thở khi nằm là hiện tượng nhiều người thường hay gặp phải, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không phải tất cả các trường hợp khó thở khi nằm đều nguy hiểm nhưng không thể phủ nhận rằng có những bệnh lý gây ra dấu hiệu này và nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Một số biểu hiện của khó thở khi nằm

  • Thông thường sẽ cảm thấy khó khăn và không thoải mái khi thở. Bên cạnh đó còn có cảm giác tức ngực và cảm giác rằng không được cung cấp đủ oxy. Nhất là khi nằm xuống, tình trạng khó thở càng trở nên dễ nhận biết hơn. Lúc này phải cố gắng giữ bình tĩnh và hít thở sâu để duy trì nhịp thở.
Khó thở khi nằm có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe
Khó thở khi nằm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý; vì vậy để được phát hiện và ngăn chặn kịp thời; nếu có dấu hiệu khó thở kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, người bệnh nên đi khám sớm (ảnh chụp màn hình: baokhikhang.vn).
  • Từ những biểu hiện khó thở khi nằm sẽ kéo theo hàng loạt các triệu chứng khác như: ban ngày thường cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, ngáy ngủ, khi ngủ dậy sẽ cảm thấy nhức đầu, đau họng, uể oải.
  • Bên cạnh đó còn có một số triệu chứng bất thường khác như sốt, thở nhanh, nhịp tim không ổn định, tim đập nhanh hơn, dễ choáng váng khi đứng hoặc ngồi xuống, mạch yếu, cảm giác tức ngực, đau cánh tay hoặc lưng, vai hoặc gáy.
  • Nguyên nhân và cách khắc phục việc khó thở khi nằm

Khó thở khi nằm không phải vì bệnh lý và cách khắc phục

Khó thở có thể có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có một số nguyên nhân không liên quan tới bệnh lý, không nguy hiểm và hoàn toàn khắc phục được.

Nằm xuống ngay sau khi ăn no

  • Khi nằm xuống, quá nhiều thức ăn sẽ bị đẩy lên thực quản, tạo ra một lực nặng đè lên cơ hoành khiến bị khó thở.
Khó thở khi nằm không phải vì bệnh lý và cách khắc phục
Để giảm nguy cơ khó thở thì nên tránh nằm ngủ ngay sau khi ăn, tối thiểu 1-2 giờ sau khi ăn mới nằm (ảnh chụp màn hình: vov.vn).
  • Để khắc phục vấn đề này, chỉ cần ngồi dậy, đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng, chờ thức ăn được tiêu hóa hết rồi mới nằm xuống.

Vừa vận động mạnh hoặc quá sức

  • Ví như hoạt động thể thao quá nhiều, khuân vác nặng, làm việc quá sức. Lúc này, để có đủ không khí cho quá trình vận động, thì phải thở bằng mũi, kết hợp với thở bằng miệng. Điều đó khiến cho lượng không khí đi vào cổ sẽ bị khô, thiếu độ ẩm, tạo thành tình trạng co thắt phế quản, gây khó thở.
  • Để khắc phục tình trạng này cũng giống như trên, không nên nằm ngay sau khi vận động mạnh hoặc quá sức. Thay vào đó, cần thả lỏng cơ thể, tay và chân; đi bộ chậm rãi cho đến khi nhịp thở ổn định hơn.

Bị căng thẳng, lo âu và dễ stress

  • Khi tâm lý không ổn định, sẽ dễ bị hoảng loạn, sinh ra căng thẳng, áp lực dẫn tới dễ bị giật mình trong lúc ngủ. Kết quả là sẽ cảm thấy khó thở, nhịp tim nhanh, thở gấp hoặc đổ mồ hôi.
Bị căng thẳng, lo âu và dễ stress
Khi tâm lý stress, căng thẳng, lo âu cũng có thể sinh ra hiện tượng khó thở khi nằm ngủ kèm theo các biểu hiện khác như: tim đập nhanh, đổ mồ hôi,…(ảnh chụp màn hình: bvtt-tphcm.org.vn).
  • Để giải quyết tình trạng khó thở khi nằm này, chỉ có một cách duy nhất là cần phải lạc quan, yêu đời hơn, suy nghĩ tích cực và tốt đẹp, hạn chế suy nghĩ về những vấn đề tiêu cực hay đối mặt với tiêu cực một cách mạnh mẽ.

Mang đồ quá chật chội khi nằm cũng gây ra khó thở

Quần áo chật gây áp lực lên cơ hoành và gây hô hấp gặp cản trở.
Một lời khuyên là nên mặc quần áo thoải mái nhất khi nằm, nên cởi mũ, kính, phụ kiện và trang sức để có giấc ngủ sây và ngon nhất.

Bị béo phì, thừa cân

  • Người thừa cân, béo phì khó thở khi nằm vì trọng lượng cơ thể đè lên bụng, làm rối loạn khả năng hô hấp của phổi.
Bị béo phì, thừa cân
Người bị béo phì hoặc thừa cân khi nằm có thể gây áp lực lên phổi và cơ hoành. Vì thế thường bị khó thở khi nằm ngửa (ảnh chụp màn hình: khautrangytegomask.com).
  • Cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; có lối sống lành mạnh để hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì.

Khó thở do những bệnh lý gây nên và hướng khắc phục

Khoa học đã chứng minh rằng trên 85% tình trạng khó thở khi nằm là do mắc những bệnh liên quan đến phổi, tim mạch hoặc sức khỏe tâm thần.

Những bệnh lý liên quan đến phổi

Hen suyễn

Xảy ra khi phổi bị viêm và dẫn tới khó thở. Khó thở khi nằm có thể vì:

  • Tư thế khi nằm gây áp lực lên cơ hoành.
  • Chất nhầy tích tụ ở cổ họng dẫn đến ho và khó thở.
  • Thay đổi nội tiết tố vào ban đêm.
  • Môi trường ngủ gây nên bệnh chứng hen suyễn.
  • Vì bệnh trào ngược dạ dày ảnh hưởng.
Khó thở do những bệnh lý gây nên và hướng khắc phục
Bệnh hen suyễn gây nên triệu chứng điển hình là khó thở kịch phát ban đêm. Cơn hen khiến cho niêm mạc đường hô hấp phù nề, đờm và chất nhầy tiết ra nhiều nên không khí bị thiếu và sinh ra hiện tượng thở dồn; tức ngực; khó thở (ảnh chụp màn hình: baoquocte.vn).

Tắc phổi mãn tính (COPD)

COPD gây hẹp và tắc nghẽn đường thở gây khó thở. Bên cạnh đó còn kèm theo những triệu chứng như ho, thở khò khè, tức ngực. Nguyên nhân gây ra có thể vì tiếp xúc với hóa chất độc hại và một số yếu tố khác.

Viêm phổi

Bệnh do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra và khiến phổi bị viêm. Những triệu chứng giống như cúm, ho, đau ngực, khó thở, mệt mỏi.

Những bệnh liên quan đến tim

  • Tình trạng tim ảnh hưởng đến khả năng bơm máu và gây khó thở khi nằm hoặc sau khi thức dậy.
Những bệnh liên quan đến tim
Suy tim cũng là một nguyên nhân nghiêm trọng gây nên chứng khó thở khi nằm. Tất cả các dạng suy tim đều có thể dẫn đến tình trạng khó thở (ảnh chụp màn hình: careplusvn.com).
  • Cảm thấy khó thở khi tim không thể bơm đủ máu, tình trạng như thế này được gọi là suy tim. Những yếu tố dẫn đến suy tim hoặc nhồi máu cơ tim có thể là chế độ ăn uống kém; hút thuốc; dùng một số loại thuốc; béo phì và vài bệnh liên quan khác như tiểu đường; bệnh mạch vành; cao huyết áp,… hoặc tim đã bị tổn thương, viêm.
  • Để giảm thiểu tình trạng này, trước hết cần có chế độ ăn uống hợp lý; ăn những thực phẩm sạch; thường xuyên tập thể dục; có lối sống lành mạnh; hạn chế hút thuốc lá và tiếp xúc với bia rượu hay những chất có hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các bệnh liên quan đến tim đều rất nguy hiểm, khi thấy bất kỳ triệu chứng nào, nếu nghi ngờ thì nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Ngưng thở khi ngủ

Đây là tình trạng xảy ra khi đi ngủ, đường thở bị thu hẹp và lượng oxy đưa vào cơ thể cũng ít hơn. Dẫn đến triệu chứng khó thở, phải hít thở sâu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến mệt mỏi khi thức dậy, đau đầu, không được thoải mái trong người.

Khó thở khi nằm có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe
Ngưng thở khi ngủ là một bệnh mạn tính xảy ra trong khi ngủ khiến ngủ không đủ, ngủ không ngon giấc (ảnh chụp màn hình: vienyhocungdung.vn).

Bị dị ứng

  • Dị ứng cũng là một trong số các nguyên nhân khiến gặp phải vấn đề về hô hấp. Nhất là khi nằm xuống hay khi vào ban đêm triệu chứng có biểu hiệu tồi tệ hơn. Tác nhân gây bệnh dị ứng có thể là do môi trường xung quanh không được sạch sẽ, khói bụi nhiều, nấm mốc, lông động vật…Hoặc cũng có thể do bị dị ứng với các mùi như nước hoa hay những mùi nồng khác.
  • Cách khắc phục hiệu quả là cần hạn chế tiếp xúc với môi trường không được sạch sẽ, tránh xa và không nên dùng những sản phẩm gây dị ứng cho bản thân.

Khó thở khi nằm là tình trạng rất dễ gặp phải. Cùng lưu ý những biểu hiện trên đây và khám bệnh định kỳ để đảm bảo luôn có một cơ thể khỏe mạnh nhé.