Đang giao đấu với đối thủ, gà trống bất ngờ quay sang tấn công ‘trọng tài’ ngan trắng và phải nhận trái đắng ngay sau đó.

Đoạn video ghi lại cảnh gà trống te tua vì tấn công trọng tài ngan. Gà trống đúng là tuổi trẻ chưa trải sự đời, không biết lượng sức. Con ngan đã cố tình đứng sang một bên rồi mà vẫn không yên. Thôi thì nếu gà trống thích thì ngan đây cũng chiều vậy.
Video ghi lại cảnh gà trống no đòn vì tấn công ‘trọng tài’:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về cảnh gà trống no đòn vì tấn công ‘trọng tài’

– Cả trọng tài, 2 đấu thủ đều ngầu.
– Trọng tài uy tín ghê.
– Trường hợp này rút thẻ đỏ đá ra khỏi sân, phạt “treo cựa” và cấm thi đấu vĩnh viễn.
– Đây là thẻ đỏ theo kiểu gia cầm đó mà.
– Gà được cái đánh đẹp thôi, chứ vịt ngỗng ra tay là hơi mạnh đấy.
– Trọng tài bị đánh nhầm không phải là chuyện hiếm và đôi khi trọng tài cũng “đớp” luôn võ sĩ nếu ông ấy nóng tính.

Khám phá: Ngan cỏ

Ngan cỏ còn gọi là gan dé, gan ta là một giống ngan ở Việt Nam. Chúng cũng có nguồn gốc cổ xưa từ Nam Mỹ và được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Chúng được nuôi ở nhiều nơi ở đồng bằng sông Hồng. Trong văn hóa, hình ảnh đàn ngan được tái hiện một cách sinh động, ngộ nghĩnh qua tác phẩm văn học thiếu nhi mang tên “Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng quân” của nhà văn Vũ Tú Nam.

Video: Gà trống no đòn vì tấn công 'trọng tài'
Ảnh: Wikipedia

Đặc điểm của ngan là đầu to và trán phẳng, nhiều lông. Con đực thường to lớn, có mào màu đỏ tươi, phát triển. Con cái có mào nhẹ hơn, cổ ngắn, thân dài, lưng rộng, ngực rộng, cánh phát triển, chân ngắn và dáng đi nặng nề. Chúng có bộ lông mượt mà và tầm vóc to lớn. Giống ngan này có nhiều dòng, với nhiều màu lông khác nhau: Xiêm trắng, Xiêm đen, Xiêm xám. Người nuôi thường thích nuôi ngan trắng hơn ngan đen vì chúng có sức đề kháng cao hơn, bắt mồi trên cạn giỏi, ăn tạp và ăn nhiều chất xơ.

Ngan cỏ có tính cách dạn dĩ hơn các loại gia cầm khác nên rất thích hợp để vỗ béo. Chúng dễ nuôi, lớn nhanh, thịt thơm ngon và có cơ bắp đỏ ít mỡ. Ngan đực thường hung dữ hơn ngỗng cái. Ngan bước đi chậm rãi, đầu gật gù theo nhịp bước đi nên từ xa có thể dễ dàng phân biệt với vịt.

Có thể bạn quan tâm: