Mẹ có thể thông cảm và cũng dễ dàng tha thứ khi thấy con trai bênh vợ. Nhưng đổi lại, vợ sẽ cảm thấy vô cùng bị tổn thương nếu không khi nào nhận được một câu bênh vực của chồng.

Từng có một câu chuyện mà khiến tất cả mọi người đàn ông đều suy nghĩ. Đó là một cuộc trắc nghiệm đối với một người đàn ông: Trong một bảng danh sách, anh ta sẽ phải chọn một người để có thể đi cùng anh tới suốt cuộc đời này; anh sẽ chọn ai? Bạn bè, cha mẹ, anh em, con cái hay vợ? Và cuối cùng, sau mỗi lần bắt buộc phải gạch ai đó ra khỏi cái danh sách ấy, thì người duy nhất còn lại là … vợ.

Bởi bạn bè khi sang thì có, khi họa thì đôi khi chả thấy ai. Anh em lớn lên, ai cũng có gia đình riêng và sống cuộc đời của riêng họ. Cha mẹ già rồi cũng bỏ ta đi, không thể ở cùng ta tới tận cuối cuộc đời. Con cái khi chúng lớn chúng cũng có gia đình của chúng, con cái của chúng và rất nhiều những mối lo toan khác. Còn lại chỉ có người vợ – người bạn đồng hành mới là người ở bên người đàn ông đến cuối cuộc đời.

Đàn ông tốt là người biết cân bằng mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu

Mỗi lần nghe mẹ nói những điều khó nghe về vợ, anh lại bênh chị. Không phải anh nói mẹ mình một cách gay gắt; chỉ là anh đứng ra nói, vợ anh không sai để mẹ hiểu. Anh luôn là người dĩ hòa vi quý, không muốn xảy ra mâu thuẫn trong gia đình. Nếu vợ anh mà chán cảnh sống chung nhà chồng; nếu cô ấy cảm thấy bị cô lập thì cuộc sống gia đình dễ đổ vỡ. Người chịu thiệt đương nhiên sẽ là cả nhà chồng.

Đàn ông tốt biết cân bằng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu
Anh luôn thủ thỉ, mong mẹ bao dung với vợ nhiều hơn.

Mẹ anh khó chịu thể hiện ra mặt mỗi lần con trai bênh vợ, nhưng anh rất tế nhị nói với mẹ. Sau mỗi lần bênh vợ, anh lại về và thủ thỉ với mẹ rằng: “Mẹ hãy giữ sĩ diện cho vợ con và cho con. Nếu con không bênh cô ấy thì cô ấy sẽ tiêu cực, sẽ cảm thấy bị cô lập. Con chỉ muốn hòa khí tốt cho gia đình. Cả nhà mình mà bênh nhau, vợ con sẽ buồn lắm, sẽ giận lắm; cô ấy cũng sẽ không còn yêu thương gia đình mình nữa. Đã là người một nhà, con mong mẹ sẽ bao dung với vợ con hơn“.

Đó là những lời anh nói để khiến mẹ yên lòng chứ thực ra anh biết mẹ sai. Còn vợ anh, cô ấy vốn là người hiểu chuyện và sống biết điều. Anh hiểu, bởi mẹ không muốn “mất” con trai nên anh nói vậy để chiều lòng mẹ, để cho mẹ yên lòng. Còn chồng một khi đã không còn được vợ tin tưởng thì hạnh phúc khó bền lâu.

Đàn ông biết bênh vợ là đàn ông khôn, biết nhìn trước nhìn sau

Nếu người đàn ông vì chuyện vợ và mẹ xích mích mà chỉ chăm chăm bênh mẹ thì thật sự, người đó là người đàn ông không tốt. Dù thế nào thì cũng phải nói đỡ cho vợ; bởi dù sao, trong gia đình, vợ cũng là người không có đồng minh (ngoài chồng). Nếu khi đó chồng đứng về phía mình, vợ sẽ cảm thấy được yêu thương, có thêm động lực và sẽ tiếp tục cố gắng vì gia đình.

Đàn ông biết bênh vợ là đàn ông khôn, biết nhìn trước nhìn sau
Mẹ và vợ hòa hợp là điều hạnh phúc của người đàn ông, (ảnh chụp màn hình istockphoto)

Cũng không phủ nhận công lao của mẹ, bởi mẹ là người không ai có thể thay thế. Nhưng vợ lại là một người phụ nữ có công trên mọi mặt. Kể từ khi vợ bước chân vào gia đình này, vợ sẽ là người quán xuyến gia đình; và là người gắn bó với chúng ta tới già.

Dù vợ và mẹ có không hợp nhau thì trong gia đình này, vợ vẫn là người có trách nhiệm với mọi người trong gia đình. Xét về những mặt đó, vợ là người có công; và người có công đương nhiên được khen ngợi và bênh vực.

Mẹ có thể thông cảm và hiểu được, cũng dễ dàng tha thứ khi thấy con trai bênh vực vợ; bởi thực ra mẹ cũng đã từng là nàng dâu trước khi làm mẹ chồng mà. Nhưng đổi lại, vợ sẽ cảm thấy vô cùng bị tổn thương nếu không khi nào nhận được một câu bênh vực của chồng. Và điều đó khiến tình yêu thương của vợ dần cạn kiệt.

Tình mẫu tử có thể vì chuyện gì đi chăng nữa cũng không xa cách. Còn tình vợ chồng nếu không nhận được sự thấu hiểu, che chở, yêu thương thì khó lòng bền vững. Thế nên mới nói, đàn ông biết bênh vợ mới là đàn ông khôn.