Chưa cần phải nói về vũ trụ bao la, ngay ở trên Trái Đất này cũng có một nơi rộng lớn ẩn chứa đầy bí ẩn đối với con người. Đó chính là đại dương sâu thẳm!

Con người đã biết khai thác tài nguyên biển, nghiên cứu về đại dương từ rất lâu; thế nhưng cũng chỉ mới khám phá được khoảng 5% về biển cả; 95% còn lại vẫn còn là ẩn đố thách thức sự tìm tòi của nhân loại.

Quả thật là một con số khiến người ta ngỡ ngàng. Con người hiện đại đã có thể du hành tới Mặt Trăng, sao Hỏa; tưởng chừng đã biết rất nhiều, thế nhưng dường như giữa sự rộng lớn của vạn vật thì những tri thức đã biết bỗng chốc trở nên nhỏ bé vô cùng.

Đại dương có độ sâu bao nhiêu?

Có gì trong khu vực có độ sâu đến -1.000m?

Độ sâu -500m: Vùng bơi lội của cá voi xanh bí ẩn

Có gì trong khu vực có độ sâu đến -1.000m?
Cá voi xanh nặng từ 130.000 – 150.000kg, tuổi thọ trung bình khoảng 80 – 90 năm (ảnh: internet).

Vùng nước biển có độ sâu 500m là phạm vi hoạt động của tàu ngầm; loài cá voi xanh lớn nhất thế giới cũng chỉ có thể bơi ở độ sâu này. Cá voi xanh cũng là một trong các loài sinh vật bí ẩn; việc tìm hiểu chúng dường như vẫn đang là điều nằm ngoài tầm với của con người.

Độ sâu -535m: Nơi chim cánh cụt Hoàng đế có thể đến

Chim cánh cụt Hoàng đế có thể lặn xuống độ sâu -535m so với mặt nước biển; áp suất nước biển ở độ sâu này tác động lên cơ thể chim cánh cụt hay cơ thể người tương đương với sức ép của một con gấu trắng Bắc Cực lên một đồng xu.

Độ sâu -830m đến -1.000m: Vùng đáng sợ của đại dương sâu thẳm

Vùng biển ở độ sâu từ 830 m đến 1.000 m được xem là vùng đáng sợ (scary zone); lý do là vì nơi đây gần như không còn nhận thấy dấu hiệu của ánh sáng, toàn bộ không gian chìm ngập trong bóng tối sâu thẳm.

Nơi không có ánh sáng chiếu đến dưới đáy đại dương

Độ sâu -1.828m: Nơi rùa da/rùa luýt có thể bơi đến

Nơi không có ánh sáng chiếu đến dưới đáy đại dương
Rùa da rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn (ảnh: internet).

Rùa da/rùa luýt là loài có thể lặn sâu đến độ sâu 1.828m. Đây cũng là vùng nước mà cá mập trắng có thể bơi đến để kiếm mồi.

Độ sâu -2.000m: Cá Rồng đen

Khi xuống dưới 2.000 m, đây là nơi có thể bắt gặp một loại sinh vật có hình dạng kỳ dị và đáng sợ với khả năng phát sáng đó chính là cá Rồng đen.

Độ sâu -2.250m: Cá voi Sperm

Ở độ sâu này sẽ có thể nhìn thấy cá voi Sperm và loại mực khổng lồ, những con mực này dài tới 14 m và nặng tới 750 kg, chúng thường xuất hiện trong các câu chuyện thủy quái khổng lồ.

Độ sâu -3.800m: Nơi tìm thấy xác tàu Titanic

Độ sâu 3.800 m là độ sâu đã tìm thấy xác của con tàu đắm Titanic nổi tiếng! Độ sâu 4000m là khu vực sống của những sinh vật “ngoài hành tinh” như cá Viper, cá Angler…

Áp suất khi ở sâu dưới đáy đại dương là bao nhiêu?

Độ sâu -6000m: Áp suất tương đương 50 chiếc máy bay Boeing đè lên người

Tại độ sâu 6.000 m sẽ có áp suất tương đương một con voi đứng trên một cái tem, cũng có thể hình dung là 50 chiếc máy bay boeing 747 đè lên cơ thể người; nơi đây thậm chí còn được xem là địa ngục với cái tên vùng Hadal (Hadal zone) là tên gọi được đặt theo tên của vị thần chết Hades trong thần thoại Hy Lạp!

Độ sâu -10.898m: Đạo diễn Jame Cameron đã đạt đến

10.898 m là độ sâu mà đạo diễn của các bộ phim nổi tiếng như con tàu Titanic, Avatar… James Cameron đã đạt tới khi nhờ vào sự trợ giúp của tàu ngầm thiết kế đặc biệt có tên “Thách thức biển sâu”.

Độ sâu -11.000m: Tương đương độ cao máy bay thương mại có thể đạt đến

11.000 m cũng là độ cao tương đương mà các máy bay thương mại có thể đạt được; đây cũng là độ sâu lớn nhất của đại dương (Challenger Deep) tại đảo Guam tính đến hiện nay; thực tế chỉ có 5 % điểm sâu nhất của đại dương đã được con người biết đến.

Đại dương sâu thẳm vẫn còn có 95% là bí ẩn; độ sâu thật sự cũng như các sinh vật sinh sống trong đại dương vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp đối với chúng ta.

Thông tin bài viết tham khảo từ nguồn: Sciencealert và kênh youtube Soi sáng.