Quả la hán thường được dùng để nấu nước giúp thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, những công dụng của quả la hán mang đến cho sức khỏe khiến chúng ta bất ngờ.
- Hướng dẫn cách nấu nước la hán quả ngon với hương vị hấp dẫn
- Nấu nước sâm bí đao thơm mát, giải nhiệt, tươi trẻ làn da
Quả la hán (hay còn được gọi là la hán quả, giả khổ qua) có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle, thuộc họ Bí. Trong Đông y, quả la hán vị ngọt, tính mát thanh nhiệt giải khát; ngoài ra còn có tác dụng như chống oxy hóa, kiểm soát bệnh tiểu đường…
Loại quả này hình tròn hoặc hơi trái xoan; có lớp vỏ cứng màu nâu, đường kính khoảng 4 – 6 cm. Phần thịt quả có vị ngọt, ăn được. Trong 100g quả la hán có khoảng 25–38% đường, mogrosid (thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của quả); 8-13g protein, 510mg vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Hiện nay loại quả này được dùng dưới dạng trái khô hoặc dạng bột, dạng viên…; dùng để làm nước giải khát khá phổ biến.
Xem nhanh
Công dụng của qủa la hán đối với sức khỏe
1. Chống oxy hóa
Trong la hán quả có chứa chất mogrosid, nó có tác dụng như một chất chống oxy hóa cực mạnh. Chất này cũng đã được khoa học chứng minh giúp làm chậm tiến trình lão hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa các bệnh tật.
2. Giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường
Nhờ hàm lượng calo khá thấp nên la hán quả đặc biệt có lợi cho người bị béo phì, tiểu đường. Người bình thường khi sử dụng quả la hán cũng giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm trên.
La hán quả giúp làm giảm hàm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Qua đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh đái tháo đường một cách tự nhiên.
3. Thanh nhiệt, trị táo bón, kháng viêm
Trong dân gian từ lâu đã dùng la hán quả để nấu nước uống làm mát cơ thể, mỗi khi có biểu hiện nóng trong, táo bón. Ngoài ra, loại quả này còn có đặc tính kháng viêm; nhờ đó giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng đau ở khu vực tổn thương.
4. Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Chất chống oxy hóa trong la hán quả có khả năng ức chế sự tăng sinh của khối u; ngăn chặn không cho tế bào ung thư lan rộng. Chất ngọt tự nhiên có trong quả la hán cũng rất an toàn cho người bị ung thư.
5. Chữa viêm họng, chống ho hiệu quả
Quả la hán đem sắc lấy nước uống có tác dụng chống ho, trị đờm rất hiệu quả; và còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể.
6. Ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp, tim mạch
Uống nước la hán quả có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp; như ho gà, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho hay bệnh viêm amidan. Đối với người bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch dùng dược dùng la hán quả cũng giúp làm giảm các triệu chứng trên.
7. Giải độc, kích thích tiêu hóa, làm mát máu
La hán quả có tính hàn giúp làm mát máu, hỗ trợ giải độc gan, làm sạch đường ruột. Đồng thời công dụng của quả la hán còn giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
Những lưu ý khi sử dụng quả la hán
Không nên uống lâu dài: Mặc dù quả la hán có nhiều lợi ích nhưng không nên uống nó thay nước lọc; vì uống lâu dài nước quả la hán có thể ảnh hưởng đường tiêu hóa và làm giảm sự thèm ăn.
Không nên uống nước chỉ có quả la hán một mình: Quả la hán chứa các saponin triterpene cũng như nhiều nguyên tố vi lượng khác. Nó giúp giảm nhiệt, nhưng để giữ quả la hán lâu hơn và khô hơn người ta thường sấy ở nhiệt độ cao. Vì vậy khi nấu nước quả la hán, nên thêm một ít thảo mộc khác; để giúp giải phóng nhiệt trong quả la hán như thục địa, kim ngân, hoa cúc….
Những người có tình trạng tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, đi tiêu lỏng; những người ho do bị cảm lạnh thì không nên dùng quả la hán.
Quả La hán cũng là 1 loại dược liệu Đông y có chứa rất nhiều các dưỡng chất bổ dưỡng. Vì thế, mỗi lần sử dụng chỉ nên dùng từ 1-2 quả cho 1,5-2 lít nước. Tránh tình trạng dùng quá nhiều, quá đặc.