Con ‘quái vật’ cóc mía khổng lồ có trọng lượng gấp sáu lần kích thước trung bình so với đồng loại khiến các chuyên gia còn nhầm là cóc giả.
Các quan chức động vật hoang dã ban đầu nghĩ rằng nó là giả. Theo các chuyên gia, nó có khả năng phá kỷ lục thế giới về loài cóc lớn nhất.
Video ghi lại hình ảnh cóc mía khổng lồ nặng 2,7 kg:
Nguồn video: VnExpress
Theo nhân viên kiểm lâm Kylee Gray của Công viên, con cóc được đặt tên là Toadzilla: “Tôi đưa tay xuống tóm lấy con cóc mía và không thể tin được nó lại to và nặng đến thế”. Kylee cho rằng ‘Toadzilla’ tăng cân do ăn nhiều côn trùng, bò sát và động vật có vú nhỏ.
Con cóc được phát hiện trong khu rừng nhiệt đới phía bắc Australia. Cóc mía từng được sử dụng để kiểm soát sâu bệnh trên cây mía, do đó chúng có tên chung là cóc mía.
Khám phá: Những bất ngờ thú vị về cóc mía
Cóc mía là một trong những loài có kích thước lớn nhất trong họ Cóc, con đực nhỏ hơn con cái. Da có màu vàng, xám, nâu, có nhiều mụn nước. Các tuyến độc phân bố ở hai bên mắt.
Chất độc cực mạnh của Cóc Mía được tiết ra dưới dạng chất lỏng từ các mao mạch phía sau mắt. Chúng sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến chức năng tim. Nạn nhân lúc này sẽ đau đớn vì máu không thể bơm đến tất cả các cơ quan và sẽ tửu vong.
Cóc mía hiếm khi gây tử vong cho con người; tuy nhiên, một số trường hợp đã được ghi nhận tử vong do không loại bỏ chất độc ra khỏi da cóc, ăn phải trứng cóc và không được điều trị kịp thời.
Cá thể cóc mía lớn nhất từng được phát hiện dài hơn 38 cm; với tổng trọng lượng khoảng 2,7 kg.
Ở Thụy Điển, loài lưỡng cư đặc biệt này còn được nuôi làm thú cưng. Con cóc mía sống lâu nhất được tìm thấy có tuổi thọ 35 năm.
Ngoài việc đầu độc mũi tên của mình, người Olmecs còn sử dụng chất độc của Cóc Mía làm thuốc.
Có thể bạn quan tâm:
- Video: Chú mèo trắng thoát thân ngoạn mục qua thanh chắn hẹp
- Video: Sư tử đực nổi tiếng nhờ bờm siêu bóng mượt
- Video: Chó giả vờ tàn tật bò lê lết giữa đường