Những người bắt chuột cống nhum sẽ để lại đúng một lối ra vào và dùng hom (xà di) để đón chuột chạy ra sau khi đổ nước vào.
Cách này đòi hỏi người bắt chuột phải bít kín hết tất cả các lối ra vào khác của hang chuột mới hiệu quả. “Đổ nước hoặc hun khói. Đó là những cách mà đứa trẻ chăn trâu nào trong chúng tôi cũng biết 5-60 năm về trước!”, một người xem bình luận.
Video ghi lại cảnh đổ nước vào hang bắt chuột cống nhum:
Nguồn video: VnExpress
Đồng bằng sông Cửu Long có những đặc sản mà thoạt nhìn du khách đã thấy “sợ” như thịt chuột. Với người miền Tây, đó là thú vui ẩm thực, một món ăn thu hút du khách phương xa. Bất cứ ai đến miền Tây mùa nước nổi nhất định phải ăn một miếng thịt chuột nướng cho thỏa mãn vị giác.
Khi lúa đã thu hoạch trên đồng và mùa nước lũ đến, lũ chuột không còn nơi ẩn nấp, trôi dạt vào vườn. Thời điểm này, nông dân các tỉnh ĐBSCL bắt đầu chuẩn bị dụng cụ bẫy chuột; tích cực nhất là ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Chuột cống nhum là loài chuột lớn sống đơn độc trên các gò đất giữa cánh đồng. Loài chuột này hung dữ, có bộ lông màu xám đen nhưng thịt thơm ngon, mềm, nạc và không tanh. Có những con chuột cống nhum nặng tới cả cân; khi đem quay lu vàng ruộm trông như heo sữa quay vậy.