Người trẻ hay có xu hướng nghĩ tới việc lập gia đình khi gặp được một người phù hợp. Tuy nhiên, có 4 dấu hiệu dưới đây chứng tỏ bạn chưa sẵn sàng kết hôn.

Hôn nhân là chuyện đại sự của đời người. Ai cũng muốn cùng người mình yêu trải nghiệm cuộc sống bên nhau càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hôn nhân là dung hòa rất nhiều thứ mà không chỉ có tình yêu. Do vậy, việc chuẩn bị trước là cần thiết để không xảy ra những rạn vỡ đến tình cảm những năm đầu sau khi cưới. Và nếu có 4 dấu hiệu dưới đây chứng tỏ bạn chưa sẵn sàng cho việc kết hôn.

1. Chưa sẵn sàng kết hôn khi tài chính chưa vững vàng

Nhiều người trẻ nghĩ rằng, một công việc với mức thu nhập trung bình và ổn định hàng tháng là đủ để đảm bảo tài chính cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Trên thực tế, suy nghĩ đó có lẽ chưa thật chín chắn.

Sự bùng phát đột ngột của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi công việc và thu nhập của rất nhiều người. Đó là một minh chứng cho thấy những yếu tố rủi ro tài chính nếu chỉ phụ thuộc vào một công việc ổn định. Và bạn có thể mất đi nguồn thu nhập chính bất cứ lúc nào. Đặc biệt là những người làm trong ngành liên quan đến dịch vụ ăn uống và du lịch. Thậm chí các cơ sở kinh doanh đều bị ảnh hưởng hàng loạt.

Tài chính chưa vững vàng
Ngoài công việc chính ra, nếu có một nguồn thu nhập khác nữa đảm bảo tài chính; việc kết hôn của bạn chỉ là chờ gặp được người phù hợp mà thôi.

Vì vậy, việc cần thiết của các khoản tiết kiệm, quỹ dự phòng hay nguồn thu nhập khác; điều đó sẽ giúp bạn chủ động hơn về tài chính và tự tin đối mặt với các rủi ro trong cuộc sống và hôn nhân.

Hiện nay, việc xây dựng quỹ tiết kiệm và đa dạng hóa nguồn thu nhập đang dần thuận tiện. Chúng ta có thể lựa chọn những cách như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng. Lựa chọn các kênh đầu tư, tiền tích lũy và lãi suất từ các sản phẩm bảo hiểm tiết kiệm…

Ngoài công việc chính ra, nếu có một nguồn thu nhập khác nữa đảm bảo tài chính; việc kết hôn của bạn chỉ là chờ gặp được người phù hợp mà thôi.

2. Chưa giải quyết xong các khoản nợ cá nhân

Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có những khoản nợ của cá nhân để kinh doanh hoặc chi tiêu. Khi nghĩ đến việc kết hôn với ai đó, thì những khoản nợ riêng tư đó hầu như chúng ta đều sẽ không muốn ảnh hưởng đến người kia. Tốt nhất là tự chúng ta có kế hoạch để hoàn tất khoản nợ đó trước hôn nhân; hoặc là bản thân tự sẽ có kế hoạch hợp lý.

Vợ hoặc chồng tương lai của bạn có thể sẽ đồng ý hỗ trợ bạn trả nợ nếu họ muốn và họ có điều kiện đủ. Tuy nhiên, họ cũng có thể từ chối việc này.

Chưa giải quyết xong các khoản nợ cá nhân
Tốt nhất là tự chúng ta có kế hoạch để hoàn tất khoản nợ đó trước hôn nhân.

Bên cạnh đó, sau khi kết hôn sẽ cần một khoản tiền để chi tiêu cho việc tổ chức đám cưới, tuần trăng mật, mua hoặc thuê nhà riêng. Và xa hơn nữa là các khoản chi cho việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Đó là những áp lực tài chính cho đôi vợ chồng trẻ sau khi kết hôn. Chúng ta đều nên tính trước để không bị động và dễ ảnh hưởng đến tình cảm.

Để không gặp tình huống “nợ cũ chồng nợ mới” sẽ áp lực tinh thần cho bạn. Chúng ta có thể giải quyết các khoản nợ cá nhân trước khi tiến tới hôn nhân; hoặc lên kế hoạch cụ thể sẽ trả nợ thế nào và thời gian bao lâu.

3. Chưa biết cách quản lý tốt tài chính của bản thân

Một tháng bạn chi bao nhiêu tiền? Bạn đã chi tiêu cho những khoản nào? Số tiền tiết kiệm hằng tháng để dành được là bao nhiêu? Bạn có khoản riêng cho việc chăm sóc sức khỏe của bản thân không? Đây là những câu hỏi đặt ra trước hôn nhân, nếu chúng ta không thể trả lời các câu hỏi một cách rành mạch; thì có lẽ là dấu hiệu chứng tỏ chưa sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân.

Chưa biết cách quản lý tốt tài chính của bản thân
chúng ta nên tự hoàn thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt; để sau khi kết hôn sẽ không bị sai sót cho việc quản lý ngân sách chung của gia đình nhé.

Trong gia đình, việc quản lý tài chính thường do một người đảm nhận chính. Nhưng cả hai người đều cần nắm được tình hình tài chính của gia đình để có trách nhiệm. Bởi vì, khi các khoản lớn như mua nhà, đầu tư, kinh doanh… đều cần cả hai thảo luận và thống nhất ý kiến.

Do vậy, chúng ta nên tự hoàn thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt; để sau khi kết hôn sẽ không bị sai sót cho việc quản lý ngân sách chung của gia đình nhé. Trong gia đình, nếu việc quản lý tài chính không tốt sẽ dễ gây ra sự không hài lòng và ấm ức trong lòng người kia. Lâu dần, sẽ dẫn đến sự rạn nứt trong hôn nhân.

Vì vậy, việc học cách lập một kế hoạch tài chính cá nhân và quản lý nó là rất cần thiết bạn nhé!

4. Chưa có kế hoạch tài chính rõ ràng nghĩa là chưa sẵn sàng kết hôn

Câu hỏi đặt ra là: Hai bạn sẽ ở chung với cha mẹ, thuê nhà, thuê căn hộ hay mua nhà riêng? Hai bạn dự định sẽ có con vào năm thứ mấy và dự tính sẽ có bao nhiêu đứa?

Mặc dù câu hỏi nghe có vẻ hơi chủ quan và xa vời; nhưng điều đó là thực tế của các cuộc hôn nhân. Nếu chúng ta chỉ muốn chìm đắm vào những tháng ngày ngọt ngào sau khi cưới; thì việc lên kế hoạch trước từ 2 -3 năm sau hôn nhân là rất cần thiết.

Chưa có kế hoạch tài chính sau khi kết hôn
Khi nào cả hai cùng đồng lòng chung hướng và lên kế hoạch chuẩn bị cho một gia đình hạnh phúc, việc kết hôn mới nên tiến hành (ảnh minh họa: internet).

Nếu bạn cảm thấy cả hai chưa sẵn sàng cùng nhau lên kế hoạch xây dựng gia đình sau khi kết hôn. Hãy cho nhau thời gian và chủ động trò chuyện nhiều hơn. Khi nào đồng lòng chung hướng và lên kế hoạch chuẩn bị cho một gia đình hạnh phúc; việc kết hôn mới nên tiến hành.

Tài chính là vấn đề nhạy cảm, nhưng 4 dấu hiệu trên đây chứng tỏ bạn chưa sẵn sàng kết hôn. Nếu bạn đang ở độ tuổi lập gia đình thì nên lưu tâm nhé!