Những nốt viêm loét trong khoang miệng, bề mặt lưỡi gây đau rát, khó chịu, khiến ta ăn không ngon, ngủ không yên. Cách chữa nhiệt miệng bằng những kinh nghiệm dân dã đơn giản.

Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá

Diếp cá là một loại rau thơm có vị tanh, hơi lạnh, tác dụng tốt trong thanh nhiệt giải độc.

Diếp cá còn có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, điều trị nhiệt lưỡi, chữa nhiệt lợi… nhanh.

Chuẩn bị 100g diếp cá, rửa sạch, bỏ phần cuốn già, đem giã nhuyễn hoặc xay sinh tố lấy nước rồi uống 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp những triệu chứng của nhiệt miệng nhanh chóng được đẩy lùi.

Rau diếp cá: lấy 1 nắm rau diếp cá, chỉ bỏ phần lá úa và phần già cỗi, có thể dùng cả cành hay cây của riếp cá, giã nát hoặc xay ra ép lấy nước cốt để uống hàng ngày. Ngày uống 2 - 3 lần, dùng liên tiếp trong 3 ngày.
Lở miệng lâu ngày nên ăn những loại rau diếp cá, rau má. Có thể ăn sống, nấu canh hoặc xay lấy nước uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng bằng mật ong với rau ngót rất hiệu quả.

Mật ong có tính kháng viêm giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục. Rau ngót sạch (không có các thành phần hóa học của thuốc trừ sâu hay chất bảo quản) có tính mát, thanh nhiệt, giải độc.

Rửa sạch đem giã nhỏ chắt lấy nước cốt. Trộn với mật ong rồi dùng tăm bông chấm lên những vết loét hoặc ngậm 1 lúc rồi nuốt. Đối với trẻ nhỏ thì chờ khi con ngủ nhỏ vài giọt vào môi cho thấm dần.

Sử dụng mật ong cùng rau ngót chữa nhiệt nhanh nhất
Sử dụng mật ong cùng rau ngót chữa nhiệt miệng thời gian chữa lành nhanh

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng

Lá bàng non có tính kháng khuẩn cao; lá non nhiều nhựa công dụng nhanh.

Đem rửa sạch rồi đun sôi cùng với nước trong 30 phút với lửa nhỏ. Sau đó, đợi cho nước nguội bớt thì dùng để súc miệng. Làm như vậy nhiều lần.

chữa nhiệt miệng trẻ em, chữa nhiệt lợi, chữa nhiệt lưỡi nhanh bằng lá bàng non đã được Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi nghiên cứu tổng hợp
Lá bàng non là một phương pháp chữa nhiệt miệng dân gian rất hiệu quả

Chữa nhiệt miệng bằng rau đắng

Rau đắng đất là loại rau quen thuộc của những vùng quê. Trong rau đắng đất giàu vitamin C, chất xơ, flavonoid, saponin; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Cách chữa nhiệt miệng nặng công hiệu chỉ sau một đến hai ngày sử dụng.

Rau đắng đất rửa sạch, đem giã lọc lấy nước cốt. Người lớn ngậm, trẻ con thì dùng tăm bông chấm vào vết loét trong một vài phút. Rau đắng đất phơi khô sắc lấy nước uống thay trà để chữa nhiệt miệng cũng rất hiệu quả.

Rau đắng đất rửa sạch, đem giã nhỏ lọc lấy nước cốt. Với người lớn có thể ngậm, với trẻ con mẹ có thể dùng tăm bông chấm vào vết loét trong một vài phút. Ngoài ra bạn có thể phơi khô rau đắng đất, rồi sắc lấy nước uống thay trà để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.
Cách chữa nhiệt miệng bằng cây rau đắng đất đơn giản mà hiệu quả

Dùng khổ qua chữa nhiệt miệng

Khổ qua (mướp đắng) 60g, củ mã thầy ( củ năn, bột tề) 60g.

Xào lẫn với nhau rồi ăn chữa lở loét môi miệng, họng hầu, nhiệt miệng ở lưỡi dẫn đến sốt nóng rất hiệu quả.

Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau
Thực phẩm giải nhiệt cơ thể không thể thiếu củ mã thầy và mướp đắng

Dùng trà xanh cách chữa nhiệt miệng nhanh

Để làm dịu các vết nhiệt miệng, bạn có thể dùng nước là trà tươi nấu cô đặc rồi cho vào tủ lạnh cho mát rồi ngậm.

“Theo như tôi đã trải nghiệm và chữa cho chính mình và con của tôi thì nước cốt rau ngót vừa dễ tìm, nhanh, tiện lợi và tối ưu nhất. Chỉ sau 3 hôm là giảm đau rát. Tôi nuôi con theo phương pháp thực dưỡng và tự nhiên nên hạn chế thuốc kháng sinh” – Vũ Dung.