Những trò chơi khăm thường là để mua vui mang lại tiếng cười; nhưng đôi khi nó lại là một trải nghiệm kinh hoàng đối với người bị chơi khăm.

Video ghi lại cảnh chàng trai suýt ngã sấp mặt vì bị chơi khăm

Nguồn video: VnExpress.

Trò chơi khăm là gì?

Theo wikipedia, chơi khăm là một trò đùa được thực hiện bằng một hành động hoặc thủ đoạn tinh quái nhằm vào một cá nhân cụ thể. Trò chơi này thường khiến nạn nhân cảm thấy xấu hổ, bối rối, tức giận hoặc khó chịu. Người thực hiện trò chơi sẽ được gọi là “người chơi khăm”.

Trò chơi nay khác với trò lừa bịp hay trò lừa đảo uy tín ở chỗ nạn nhân phát hiện ra hoặc ở thế bị động của trò chơi; thay vì phải lấy lòng tin hoặc giao tiền hoặc các vật có giá trị khác.

Video: Chàng trai suýt ngã sấp mặt vì bị chơi khăm
Những trò chơi khăm quá đáng đôi khi gây ra hậu quả khôn lường (ảnh: DKN.TV).

Những trò đùa này được thiết kế để khiến nạn nhân cảm thấy mình ngu ngốc; nhưng không bị sỉ nhục hoặc bắt nạt. Vì vậy, hầu hết các trò đùa sẽ được thực hiện để tạo ra tiếng cười. Tuy nhiên, những trò đùa vượt quá giới hạn (hay còn gọi là độc ác); có thể cấu thành hành vi bắt nạt, quấy rối; hoặc tự làm nhục bản thân để củng cố các mối quan hệ xã hội cho người chơi.

Trong một số nền văn hóa phương Tây, một ngày lễ truyền thống “Ngày Cá tháng Tư” đã được tạo ra; để mọi người có thể thực hiện các trò chơi khăm người khác.

Chơi khăm quá đáng – hậu quả khôn lường

Nhiều bạn trẻ có xu hướng tìm niềm vui bằng những trò đùa, “chơi khăm” quá đà. Hậu quả là họ phải đối mặt với pháp luật từ những hành vi thiếu suy nghĩ của mình.

“Frank – Chơi khăm” là một trò chơi xuất phát từ các nước phương Tây từ nhiều năm trước. Ngay tại nơi xuất phát, nhiều trò “chơi khăm” đã được chơi quá đà, để lại hậu quả tai hại. Chẳng hạn như trò “giả ma” đứng bên lề đường tối rồi nhảy ra hù dọa người qua đường; có trường hợp người dân sợ hãi bỏ chạy, làm vỡ đồ có giá trị, té ngã và bị thương, thậm chí có người ngất xỉu. Trong một vài trò khác, người bị uy hiếp vì sợ hãi thậm chí còn tấn công lại; khiến người cải trang bị thương.

Sự phản cảm của một số “trò chơi khăm” còn là người chơi pha trò về số phận và hoàn cảnh của người khác. Một thanh niên người Tây Ban Nha phải đối mặt với án tù vì hành vi thiếu tế nhị: Cho người vô gia cư một chiếc bánh mì sandwich nhưng bên trong thay vì kem lại chứa đầy … kem đánh răng, sau đó quay clip hài hước, thích thú với phản ứng nôn ọe của người nhận.

Rõ ràng, hầu hết những câu chuyện cười nói trên đều không tạo ra niềm vui dựa trên những tiếng cười sảng khoái. Nó chỉ đánh vào tâm lý sợ hãi của những người xung quanh; góp phần gây thêm hoang mang, gia tăng bất an, thậm chí mang lại rủi ro, nguy hiểm cho mọi người.