Không cưỡng lại được mùi thơm hấp dẫn tỏa ra từ cửa hàng thịt nướng, chú chó ăn vạ chủ nhân nằm lăn ra đường bất chấp chủ dùng cách gì dỗ dành.

Góc bình luận về chú chó cưng ăn vạ chủ nhân khi đi qua hàng thịt nướng

Đoạn video ghi lại cảnh một chú chó đang được dẫn đi ngang qua một quán ăn vặt thì vô tình ngửi thấy mùi thịt nướng; dù được chủ kéo đi nhưng chú chó này vẫn cố chấp ngồi yên. Chủ nhà hàng thấy chú tội quá nên chặt miếng thịt mang ra chó chú chó ăn nhưng chú cún vẫn không chịu đi theo cô chủ.

Bình luận của người xem video về chó cưng ăn vạ chủ nhân khi đi qua hàng thịt nướng:

– Hãy kiên trì để có được thành công ha ha.

– Trời ơi, nhục hết biết! Mà thấy nó có chịu rời đi đâu!

– Phải hỏi nó câu: Có thích thay chỗ xiên thịt nướng không em? Đảm bảo nó sẽ nghe lời người làm hư nó !

– Lấy giùm em miếng giấy lau mõm coi, chịu hết nổi rồi!

– Làm nhục sen quá! một miếng rồi còn hóng rỏ dãi chứ đã chịu đi đâu! Từ mai cấm ra đường cùng sen!

– Yêu cầu coi kỹ clip nhé. Chú ta có chịu đi đâu, chú được voi đòi tiên, ở lại xin thêm miếng nữa thì có.

– Ai cũng từng làm vậy khi đi qua cửa hàng kẹo mà. Vậy tại sao không cho con chó nó làm.

Video ghi lại hình ảnh chó cưng ăn vạ chủ nhân khi đi qua hàng thịt nướng

Nguồn video: VnExpress.

Hình ảnh loài chó trong văn hoá truyền thống

Loài chó là một trong những loài động vật được thuần hóa sớm nhất trong lịch sử. Ngày nay, loài chó được coi là “người bạn tốt nhất” của con người. Nhưng ngay cả trước đó, trong xã hội cổ đại, cũng có chung quan điểm này. Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, chó đóng nhiều vai trò quan trọng; không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong thần thoại của người dân.

Chó – một trong 12 con giáp

Ở Trung Quốc, từ hàng ngàn năm nay, người ta đã trân trọng xếp loài chó vào 12 con giáp. Theo quan niệm truyền thống, những người sinh năm Chó (năm Tuất) cũng sở hữu những đức tính giống loài chó như: trung thành, đáng tin cậy và tốt bụng.

Video: Chó cưng ăn vạ chủ nhân khi đi qua hàng thịt nướng
Có một câu tục ngữ Trung Quốc nói về lòng trung thành của loài chó như sau: “Chó chê chủ nghèo, con không chê mẹ xấu” (ảnh: internet).

Sự tôn trọng đối với loài chó có lẽ được thể hiện rõ ràng hơn trong các câu chuyện thần thoại của nhiều dân tộc Trung Quốc.

Ví dụ, người Dao và người Xa thờ một con chó tên là Bàn Hồ và coi nó như tổ tiên của họ. Tương truyền, Bàn Hồ vốn là chó cưng của Đế Khốc . Trong một lần Đế Khốc gặp tai nạn trên đường chinh phạt; Bàn Hồ đã thay chủ dẹp tan kẻ địch. Để tưởng thưởng cho chiến công này, Hoàng đế đã gả con gái cho Bàn Hồ. Bàn Hồ đưa công chúa đến vùng núi phía nam Trung Quốc và sinh con đẻ cái ở đó. Vì vậy, người Dao và người Xa có tục lệ không được ăn thịt chó.

Loài chó – một nguồn thực phẩm và vật hiến tế

Trong khi có nhiều tranh cãi xung quanh việc ăn thịt chó, thì đối với nhiều người Trung Quốc, rõ ràng đây vẫn là một món ăn khoái khẩu. Theo các tài liệu lịch sử được ghi lại trong sách cổ của Trung Quốc, chó không chỉ được dùng để canh gác hay tham gia săn bắn; mà còn trở thành vật hiến tế trong các nghi lễ, thậm chí trở thành nguồn thực phẩm.

Có bằng chứng cho thấy, vào thời nhà Thương, sau khi xây dựng xong các lăng tẩm, hoàng cung; người ta thường thịt chó để cúng tế như một kiểu “khánh thành” cho việc xây mới.

Ngoài ra, người ta còn đem chó chôn trước nhà hoặc trước cổng thành để xua đuổi tà ma, điềm xấu. Dần dần, theo thời gian, việc dùng chó cúng tế ngày càng ít đi; và thay vào đó là dùng chó rơm thay thế chó thật.

Vì là nguồn thực phẩm nên thịt chó thường xuất hiện trong các bữa yến tiệc; thậm chí các Hoàng đế của Trung Quốc cũng thường dùng món này. Nhiều người còn cho rằng, ăn cá thác lác xào mỡ chó có thể giải nhiệt mùa hè. Các Hoàng đế cũng ăn thịt chó trong mùa thu để an thần và giảm mệt mỏi.

Loài chó không phải lúc nào cũng là người bạn tốt

Mặc dù là một loài động vật hữu ích trong xã hội Trung Quốc cổ đại; con chó vẫn bị gán cho một số ý nghĩa tiêu cực. Chẳng hạn, người ta giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực là do “Thiên Cẩu” thỉnh thoảng bị đói và nuốt chửng mặt trời, mặt trăng. Để cứu mặt trời và mặt trăng, Trương Tiên, một vị thần hộ mệnh cho trẻ sơ sinh đã dùng cung của mình để đuổi theo Thiên Cẩu.

Ngoài ra, cũng có khá nhiều thành ngữ Trung Quốc miêu tả loài chó với hàm ý tiêu cực. Ví dụ, câu: “Miệng chó không thể mọc được ngà voi” với ý là: miệng của kẻ xấu không thể nói những lời tốt đẹp.

Vì vậy, trong xã hội Trung Quốc cổ đại, chó đại diện cho cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Là một vị thần được tôn kính, nó chiếm một vị trí trong 12 con giáp linh thiêng. Nhưng khi được đề cập trong các thành ngữ mang tính miệt thị thì loài chó trở nên tầm thường.