Nước lá tía tô giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẹp dáng, trắng da hiệu quả. Cùng Mucwomen thực hiện cách nấu nước lá tía tô này cho cả nhà thưởng thức nhé!

Tía tô là cây thân thảo, có rễ củ trắng, vị cay nồng; mọc hoang hoặc được trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa ánh sáng và ẩm ướt, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết quả nhiều, sau khi quả già thì cây tàn lụi và hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm hạt sẽ nảy mầm.

Công dụng của lá tía tô đối với sức khỏe

Tía tô là loại rau thơm rất phổ biến, thường dùng để ăn kèm với nhiều món ngon và còn có tác dụng chữa bệnh. Trong y học cổ truyền, lá tía tô là vị thuốc giúp kích thích ra mồ hôi; nước sắc và cồn chiết xuất từ lá tía tô giúp làm giãn mạch ngoài da, hạ sốt và ngừa bị cảm mạo. Hạt tía tô được chế thành trà uống và làm thuốc hạ khí, cành cây dùng bào chế thuốc an thai.

Hỗ trợ giảm cân

Uống nước lá tía tô thay cho nước lọc hàng ngày sẽ là biện pháp giảm cân hiệu quả. Vì lá cây chứa protein thực vật, chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết làm thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất. Đặc biệt, lượng lớn chất xơ trong lá tía tô có tác dụng tạo dựng cơ, giúp vóc dáng săn chắc và thon gọn như việc tập luyện thể dục, thể thao.

Hỗ trợ giảm cân, mật ong, xay, làm, với gừng, Tắm bằng, hạ sốt, có trắng da không, giảm sốt, mẹo
Tía tô là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.

Giúp làm sáng và trắng da

  • Uống nước lá tía tô mỗi ngày sẽ cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn với vai trò ngăn chặn sự hình thành sắc tố melamin – nó nguyên nhân gây bị nám, tàn nhang và nổi đốm nâu trên da.
  • Ngoài ra, uống nước lá tía tô đúng cách có tác dụng giúp làn da được trắng sáng tự nhiên đầy cuốn hút. Bởi vì trong lá tía tô có chứa thành phần hoạt chất Priseril – giúp thanh lọc, cải thiện sắc tố da; đồng thời loại bỏ các tế bào chết, do vậy da sẽ trắng sáng và đều màu hơn.
  • Trong lá tía tô còn có chứa vitamin E, đây là chất có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da; giúp da được mịn màng và tươi trẻ hơn.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Thành phần của lá tía tô có chứa 4 hoạt chất có khả năng làm giảm đáng kể chất enzym xathin oxidase; là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gout cho người. Vì vậy, việc uống nước lá tía tô đều đặn và liều lượng hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân bị gout. Ngoài ra, nước lá tía tô cũng giúp ngăn chặn tình trạng bị nhiễm khuẩn; giúp bệnh nhân cảm giác dễ chịu hơn.

Ngoài ra, uống nước lá tía tô còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như: hen suyễn, mẩn ngứa, nổi mề đay và các triệu chứng bệnh dạ dày (Có thể tìm hiểu kỹ thêm công dụng này nếu có nhu cầu).

Cách nấu nước lá tía tô

Nguyên liệu làm nước lá tía tô (Cho 4 người)

  • Lá tía tô 200 gram
  • Chanh tươi 1 trái
  • Muối 1/2 muỗng cà phê
Nguyên liệu làm nước lá tía tô, tiêm phòng, xương khớp, bị nóng không, hen siễng, trị bệnh dạ dày
Lá Tía tô từ lâu đã là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt.

Cách chọn mua lá tía tô tươi ngon

  • Nên chọn mua những lá tía tô có bề mặt trơn láng, lá lạnh lặn và còn tươi mới.
  • Nên mua lá mà có phần lá gần với cuống có màu tím càng đậm; thì lúc nấu nước sẽ càng thơm và ngọt thanh hơn.
  • Không nên mua những lá tía tô đã bị héo, lá ngả màu vàng úa; bị dập bầm hoặc có mùi hôi.

Cách chế biến nước lá tía tô

Bước 1: Sơ chế và nấu nước tía tô

Lá tía tô khi mua về thì đem rửa sạch cả lá lẫn cây; sau đó dùng dao hoặc kéo cắt thành từng đoạn dài khoảng 1 lóng tay. Sau đó cho vào 1 cái nồi.

Kế tiếp, đổ khoảng 2 lít nước sôi vào nấu, đậy nắp kín lại và đun khoảng 20 phút để lá tía tô ra hết tinh chất vào nước. Sau khoảng 20 phút thì tắt bếp và ủ thêm cỡ 20 phút nữa.

Sơ chế và nấu nước tía tô, hàng ngày, công thức, đồ, dạy cách làm, tổng hợp, day nau an don gian
Cách nấu nước lá tía tô để uống mỗi ngày. Giúp trắng da, giảm cân và công dụng kỳ diệu với sức khỏe.

Bước 2: Hoàn thành nồi nước lá tía tô

Khi nước lá tía tô đã ủ xong rồi thì cho vào 1/2 muỗng cà phê muối; và vắt vào đó nước cốt chanh tươi 1 trái. Lưu ý, nên bỏ luôn vỏ quả chanh vào nồi nước sau khi đã vắt hết nước nhé.

Cuối cùng, khuấy đều để các nguyên liệu được hòa quyện cùng nhau thì có thể thưởng thức rồi.

Hoàn thành nồi nước lá tía tô, mon ngon nha lam, những, thực đơn, uống gì, thuyết minh, ebook
Lấy lá cây rửa sạch rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà để uống hàng ngày.

Bước 3: Thành phẩm nước lá tía tô

Rót nước vào ly để thưởng thức; chỉ vài bước đơn giản là đã có món nước lá tía tô thanh mát cho cả nhà uống rồi. Nước lá này có màu hồng đẹp mắt, mùi thơm nhẹ của lá tía tô; và vị chua nhẹ từ ít nước cốt chanh sẽ rất kích thích vị giác khi thưởng thức. Để ngăn mát tủ lạnh uống sẽ ngon hơn nhé.

Cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da, tốt cho sức khỏe, làm thức ăn, tải, hay nhất, các món, sách
Cho 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày.

Có nên uống nhiều nước lá tía tô không?

  • Nếu uống quá nhiều nước lá tía tô sẽ dễ gây ra triệu chứng bị đầy bụng; khó tiêu và một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Vì vậy, chỉ nên uống với lượng vừa phải. Mỗi ngày nên dùng khoảng từ 3 đến 4 ly và tự chia nhỏ ra nhiều lần uống sẽ tốt hơn.
  • Trường hợp muốn giảm cân, có thể uống nước lá tía tô trước bữa ăn khoảng 30 phút. Vì nó sẽ giúp ngăn ngừa việc hấp thu chất béo cho cơ thể; làm giảm lượng thức ăn thừa nạp vào.
  • Nếu không có ý định giản cân thì nên uống nước lá tía tô sau bữa ăn 20 phút là được nhé.

Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô

  • Nên bảo quản nước lá tía tô không dùng hết trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản tốt nhất nên là trong ngày (24 tiếng).
  • Không dùng nước lá tía tô với người đang bị cảm nóng, người đang bị ra nhiều mồ hôi nhiều.
  • Trẻ em và phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước lá tía tô để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trên đây là những tác dụng và cách nấu nước lá tía tô đơn giản tại nhà. Cùng thực hiện và uống mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé!

Xem thêm: