Cách nấu nước lá sake đơn giản và có thể trị một số bệnh hiệu quả. Lá sake không thay thế cho trà, nó chỉ dùng chữa bệnh như lợi tiểu, ích khí, giải độc, gout…

Lá sake là lá gì?

Cây sake (sa kê) hay thường được gọi là cây bánh mì; có nguồn gốc từ Malaysia và quanh đảo Thái Bình Dương. Lá sake còn được biết đến là một loại thảo dược hàng đầu có tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh trong Đông y. Toàn bộ các bộ phận của cây sa kê như: lá, quả, thân, rễ, nhựa,… điều có thể sử dụng được.

Lá cây sa kê có hình dáng to, dày và rộng, cuốn lá to với mỗi lá thường từ 4 – 9 thùy thuôn dài trông như lông chim. Ở mặt trên lá có màu xanh bóng; còn mặt dưới thì có độ nhám. Sau khi lá rụng sẽ đổi sang màu nâu vàng trông rất đẹp mắt, người ta thường dùng là trang trí.

Thành phần hóa học của lá sa kê

Ngành Y học đã xác định trong lá sake này có chứa các chất như: protein, chất xơ, chất béo, đường bột. Ngoài ra, bên trong lá còn được phát hiện ra nhiều loại vitamin và các khoáng chất cần thiết khác tốt cho cơ thể như: Vitamin C, các Vitamin thuộc nhóm B (B1, B2,…), magie, sắt, đồng; ngoài ra còn có cả chất kali, kẽm và thiamin.

Lưu ý: Các nhà khoa học đã tìm ra bên trong lá cây sa kê tươi có chứa một lượng nhỏ chất alkaloid. Đây là chất có tính độc nên khi dùng lá sake cần phơi khô rồi đã sử dụng; nếu không rất dễ dẫn đến ngộ độc.

Lá sake là lá gì, ổi đậu bắp, trị mụn, gút, Trái sa kê phơi khô, chữa sỏi thận, bí kíp, trang, mẹo
Công dụng chủ yếu của lá sa kê là tiêu viêm, tiêu độc và lợi tiểu.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ lá sake

Theo dân gian, lá sake là một thảo dược đa công dụng. Ngoài tác dụng như tiêu viêm, lợi tiểu và tiêu độc thì nó cũng có thể được sử dụng trong bài thuốc nam nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh Gout (gút) và một số bệnh lý khác.

Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh tuyệt vời nổi bậc của lá sa kê ai cũng nên biết.

  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout) hiệu quả.
  • Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị các loại bệnh về da.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan.
  • Điều trị bị nổi mụn nhọt trên cơ thể.
  • Công dụng chữa bệnh lợi tiểu, phù nề.

Ngoài lá sake ra, các bộ phận khác của cây sake cũng có những công dụng hữu ích như:

  • Quả sa kê: Giúp kích thích sự tăng trưởng của các tế bào, chống bị nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim, cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động sản sinh ra collagen và ngăn ngừa bị viêm da, cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua do viêm loét dạ dày gây ra, cải thiện bệnh tiểu đường, giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
  • Rễ cây sa kê: Có tính làm dịu nên thường được dùng để trị họ, chữa các triệu chứng rối loạn dạ dày, điều trị bệnh hen suyễn, đau nhức răng và các bệnh ngoài da.
  • Nhựa cây sa kê: Hỗ trợ điều trị lỵ hoặc tiêu chảy.

Cách nấu nước lá sake thông dụng

Nguyên liệu để nấu nước lá sake (1 lít)

  • Lá sake 1 lá (lá cỡ lớn)
  • Đường phèn 20 gram
  • Chanh 1/4 trái
  • Nước lọc 1.5 lít
Nguyên liệu để nấu nước lá sake, hấp dẫn, bí quyết, mẹo chọn, nhà hàng, ăn gì đây, danh sách, ebook
Ở nước ta, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thũng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống.

Cách chế biến nước lá sake để uống

Bước 1: Sơ chế lá sake

  • Chọn lấy 1 lá sake lớn và lành lặn, có thể lấy loại lá vàng vừa rụng.
  • Đem lá ngâm vào nước, chà rửa sạch với nước có pha loãng một ít muối.
  • Sau đó, cắt bỏ cuống lá ở chính giữa. Cắt phần lá còn lại thành nhiều miếng nhỏ cỡ bằng nửa bàn tay.

Bước 2: Nấu nước lá sake

Cho lá sale đã sơ chế xong vào nồi nước 1,5 lít; cho thêm 1 ít đường phèn vào rồi nấu sôi thì hạ lửa để 5 phút. Sau đó tắt bếp và chờ cho nước nguội hẳn.

Vớt bỏ xác lá ra ngoài; nước nấu xong để nguội thì sẽ có màu vàng đậm. Múc nước vào ly uống hoặc phần dư cho vài chai để bảo quản uống dần trong ngày.

Bước 3: Thành phẩm nước lá sake

Nên uống khi nước còn hơi ấm nóng sẽ có mùi thơm nhẹ và ngọt thanh. Khi uống vắt thêm miếng chanh nhỏ vào sẽ làm cho nước có màu vàng nhạt hơn. Phần dư đem rót vào bình nước lớn và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Nên uống trong vòng 2 ngày sau khi nấu để nước phát huy hết tác dụng; không nên để quá lâu sẽ hỏng.

Thành phẩm nước lá sake, công thức, đồ, dạy cách làm, tổng hợp, hình ảnh, ung dung day nau an
Ngoài cách dùng pha trà, tro của lá sa kê cũng vô cùng hữu ích để điều trị các nhiễm trùng da, mụn nhọt.

Nấu nước lá sake uống trị bệnh tiểu đường, bệnh gout

Bài thuốc điều trị thứ nhất

Đối tượng sử dụng: Người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Nguyên liệu chuẩn bị: 100g lá sake tươi + 100g trái đậu bắp tươi + 50g lá ổi non

Cách nấu nước: Tất cả các nguyên liệu ở trên đem rửa sạch sẽ; sau đó cho vào nồi chung 1 nồi nấu nước hàng ngày. Hoặc cho thêm 200ml nước vào sắc cho đến khi nước bay hơi còn lại 50ml là dùng được. Thành phẩm của công thức nấu này sẽ giúp ổn định đường huyết hiệu quả.

Bài thuốc điều trị thứ nhất, bổ sung canxi, cuối tuần, dân dã, nhậu, đãi khách, độc lạ, ở Sài Gòn
Lá sa kê là thần dược chữa bệnh, uống nước lá sake khô có tác dụng điều trị bệnh gout (gút), tiểu đường, tiêu độc.

Bài thuốc điều trị thứ hai

Đối tượng sử dụng: Bệnh nhân bị tiểu đường có bị cả bệnh gout

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá sa kê tươi + 100g dưa chuột 50g cỏ xước khô

Cách nấu nước: Tất cả nguyên liệu mang đi rửa sạch, rồi cho vào nồi đổ 200ml nước nấu sôi. Thành phẩm nước lá sake của công thức này giúp lợi tiểu, đào thải axit uric ra ngoài hiệu quả hơn.

Bài thuốc điều trị thứ ba

Đối tượng sử dụng: Bệnh nhân đang bị tiểu đường có huyết áp cao

Chuẩn bị nguyên liệu: 2-3 lá sa kê tươi (lá đã vàng vừa rụng xuống) + 50g lá chè xanh + 50g rau bồ ngót tươi

Cách nấu nước: Đem cả 3 nguyên liệu sơ chế sạch; cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày. Sẽ có tác dụng bình ổn huyết áp và đường huyết.

Bật mí cách nấu nước lá sake thanh mát trị bệnh tiểu đường, gout, Gout, ít ngọt, tốt cho sức khỏe, tim
Cách dùng lá sa kê trị cao huyết áp hay dùng là lấy khoảng 2 lá sa kê vàng vừa rụng, kết hợp với 50g lá rau ngót, 20g lá chè xanh.

Thông tin thêm về quả và lá Sake

  • Theo nghiên cứu của Đông y, thịt của quả sake có công dụng bổ tỳ và ích khí; còn hạt sake thì có tác dụng bổ trung ích khí và lợi trung tiện; vỏ cây có tác dụng sát trùng. Lá sake có tác dụng về kháng sinh và tiêu viêm lợi tiểu.
  • Do vậy, việc uống nước lá sake sẽ có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm; có thể chữa được bệnh phù thũng và bí đái. Tuy nhiên, cũng chỉ nên dùng lá sake sắc uống thường xuyên cho người đang bị phù thũng, bí tiểu, viêm nhiễm. Với người bình thường không nên uống thường xuyên sẽ không tốt.

Lá sake ở Việt Nam cũng phổ biển ở một số tỉnh thành. Tham khảo cách nấu nước lá sake để sắc uống bảo vệ sức khỏe cho cả nhà mình nhé!

Xem thêm: