Vị ngọt của đường hòa cùng vị béo ngậy, bùi bùi của lạc khiến món kẹo lạc trở nên hấp dẫn bằng cách nấu kẹo lạc ngon chỉ với 3 bước đơn giản sau đây.

Hãy cùng Mucwomen vào bếp thực hiện cách làm kẹo lạc này ngay bây giờ nhé.

Các loại nguyên liệu cần chuẩn bị làm kẹo lạc

  • 500g lạc đã bóc vỏ. Nên chọn loại lạc có vỏ màu nâu đỏ sẽ thơm và bùi hơn.
  • 100g vừng. Thông thường vừng trắng hay được chọn để làm kẹo lạc. Tuy nhiên, nếu muốn đĩa kẹo lạc của mình khác lạ, cũng có thể phá cách với vừng đen. Tỷ lệ vừng/lạc thường là khoảng 1/5.
  • 500g đường kính trắng.
  • 100g mạch nha.
  • 3 thìa cà phê bột nếp.
Cách nấu kẹo lạc ngon ngọt bằng đường trắng giòn tan; bằng mật mía; đường; cách; mạch nha; tại nhà.
Mạch nha là tên gọi của một loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, yến mạch, đại mạch. Mạch nha có độ dẻo nhưng không dai, vị ngọt thanh, màu vàng sậm, thơm ngon mùi nếp.

Cách nấu kẹo lạc ngon với 3 bước

Bước 1: Sơ chế vừng, lạc

Cho lạc vào chảo khô đảo đều đến khi nếm thử lạc có mùi thơm và bùi thì tắt bếp. Tiếp tục đảo trong khoảng 3 – 5 phút; đến khi lạc chín đều thì đổ lạc ra khăn sạch để nguội. Sau khi lạc nguội, chà nhẹ lên vỏ để tách vỏ, sau đó rây hoặc thổi sạch vỏ lạc, chỉ lấy phần nhân. Sau đó cho lạc vào một cái bát sạch.

Vừng trắng cũng làm tương tự như lạc. Chúng ta cho vừng vào chảo rang cho đến khi vừng vàng và có mùi thơm rồi đổ ra bát để nguội.

Bước 2: Làm mạch nha

Cho đường trắng vào nồi hoặc chảo sâu, có đáy dày và khuấy đều cho đến khi đường tan chảy và có màu vàng nâu. Ở công đoạn này, cần đặc biệt chú ý, tránh để lửa quá to đường quá nóng sẽ dễ bị cháy đen.

Sau khi nước đường đạt độ sôi, có màu vàng thì cho mạch nha đã chuẩn bị vào khuấy đều cùng với đường. Cần khuấy đều và nhanh tay để đảm bảo đường và mạch nha quyện đều; hỗn hợp không bị cháy xém.

Bước 3: Làm kẹo lạc

Sau khi đường và mạch nha đạt độ sánh mịn như yêu cầu, nhanh chóng tắt bếp rồi cho hết phần nhân lạc + 4/5 lượng vừng đã rang vào đảo đều.

Sau khi hỗn hợp vừng, lạc và đường mạch nha được trộn đều; nhanh tay cho hỗn hợp ra khay sạch có phủ một lớp bột năng (hoặc bột gạo rang) lên trên để chống dính.

Tiếp theo, dùng cây lăn thực phẩm để cán mỏng lớp kẹo lên khay. Có thể phết một lớp dầu ăn lên trên viên lăn để tránh bị dính vào kẹo. Sau khi cán, có thể dùng dao hoặc kéo sắc cắt kẹo thành những miếng vừa ăn theo hình dạng mong muốn.

Cách nấu kẹo lạc bằng mật mía; mỗi ngày; mon ngon nha lam; những; nau an ngon; dễ làm; dạy; đơn giản
Trung bình 100g kẹo lạc có chứa khoảng 486 calo.

Sau khi cắt kẹo xong, rắc đều lượng vừng còn lại lên bề mặt kẹo. Và có thể dùng cây lăn bột để lăn lại cho vừng bám đều trên bề mặt kẹo. Chờ kẹo khô trong khoảng 5 – 10 phút.

Yêu cầu đối với cách làm kẹo lạc cũng như chất lượng kẹo lạc sau khi làm là phải đảm bảo vệ sinh, kẹo lạc giòn, không dính và đạt được độ thơm, dẻo của nguyên liệu.

Kẹo lạc để được bao lâu? Phương pháp bảo quản kẹo lạc

  • Tuy không khó chế biến nhưng nếu phải thực hiện nhiều lần sẽ khá mất thời gian. Thay vào đó, có thể làm, bảo quản và dùng dần.
  • Kẹo lạc ở dạng khô nên có thể bảo quản được khá lâu khoảng 2 – 3 tháng tùy theo cách bảo quản.
  • Nếu bọc kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng; kẹo lạc sẽ giữ được khoảng 30 đến 45 ngày (1 tháng rưỡi) để sử dụng. Với cách này, chỉ cần quấn chặt lại và để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Bảo quản trong tủ lạnh. Với những loại kẹo khô cần độ giòn như kẹo lạc, có thể bảo quản trong tủ lạnh. Kẹo sẽ giòn và mát hơn.

Một số lưu ý khi thưởng thức kẹo lạc

  • Không ăn lạc khi bị bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp, mang thai. Vì lạc chứa nhiều chất đạm và dầu nên ăn lạc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh gút; khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Và công dụng của chất béo trong đậu phộng tương đương với chất béo trong các thực phẩm khác.
  • Không ăn kẹo lạc khi có dấu hiệu ẩm mốc, chảy nước. Nhiều người thường tiếc rẻ khi vứt bỏ những viên kẹo bị mốc vì cho rằng chúng vô hại. Tuy nhiên, có một loại độc tố nấm mốc có tên là aflatoxin, rất bền vững ở nhiệt độ cao; có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào.
  • Không ăn kẹo lạc khi bị ho. Khi bị ho không nên ăn lạc vì nó chứa một lượng dầu lớn. Điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và làm tăng sản xuất đờm.
Cách nấu kẹo lạc ngon ngọt bằng đường trắng giòn tan; mẹo nấu ăn ngon; lam nau an; day nau an don gian
Theo Đông y, lạc có vị ngọt, tính nóng. Vì vậy, ăn nhiều lạc sẽ gây nóng trong người.

Có đĩa kẹo lạc ngồi nhâm nhi với chén trà thì thật là thích. Vị ngọt bùi của kẹo kết hợp với vị đắng của trà thật tuyệt. Còn gì tuyệt hơn nếu có thể tự pha trà, tự làm kẹo lạc để thưởng thức.

Như vậy là đã hoàn thành xong cách nấu kẹo lạc ngon đơn giản tại nhà và cách bảo quản được lâu mà không sợ hỏng cùng với nhiều lưu ý hữu ích.

Xem thêm: