Hạt chia thường dùng để chế biến nhiều món ăn, thức uống ngon bổ dưỡng. Cùng tham khảo cách nấu hạt chia vừa ngon miệng, vừa dễ làm này nhé!

Hạt chia là gì?

Hạt chia còn có tên gọi khác là chia seeds hoặc hạt Salvia. Loại hạt ngũ cốc này chính là hạt của cây chia; có tên khoa học là Salvia Hispaniola, là một loài cây thuộc họ nhà bạc hà. Nguồn gốc giống cây này từ khu vực phía Nam và Trung của Mexico. Nó đã từng là thực phẩm chủ yếu của tộc người Aztec và tộc người Maya cổ đại. Trên thực tế, “chia” là từ cổ của người Maya với ý nghĩa là “sức mạnh”.

Hạt chia nhỏ, dẹt, có hình bầu dục với bề mặt hạt bóng và mịn. Màu sắc hạt có thể dao động từ màu trắng đến nâu hoặc đen. Hạt chia rất nhỏ, kích thước hạt chỉ khoảng từ 1 – 2 mm.

Hương vị của hạt chia tương đối nhạt, nên thường dùng để thêm trực tiếp vào khá nhiều món ăn.
Ngoài ra, hạt chia sau khi ngâm trong nước cho nở ra có thể dùng để chế biến nhiều món như: Cho vào cháo, làm bánh pudding, dùng trong nhiều món nướng, sinh tố hoặc rắc lên trên rau trộn hoặc sữa chua, ..v..v.

Do khả năng hút chất lỏng tốt và tạo thành gel được; nên hạt chia được sử dụng để làm nước sốt sệt hoặc thay mặt cho trứng trong các công thức nấu ăn của một số món.

Hạt chia là gì, giảm cân, pha , Nước, mỗi ngày có tốt không, chè, Công dụng, Hướng dẫn, giá, mua
Có một cách pha hạt chia vô cùng dễ dàng, đó là bạn bỏ hạt chia vào trong cốc, sau đó cho nước ấm vào và đợi từ 3 – 5 phút.

Lợi ích sức khỏe từ hạt chia

Giá trị dinh dưỡng của hạt chia

Trong 100g hạt chia chứa khoảng 486 calo hoặc 138 calo mỗi ounce. Xét theo trọng lượng, thì nó chứa 6% nước, 46% carbohydrate (trong đó có 83% là chất xơ), 19% protein và 34% chất béo.

Lợi ích sức khỏe từ hạt chia, tác dụng, những người không nên ăn, giảm cân, và yến mạch, thực đơn
Tác dụng về sức khỏe nổi bật nhất của hạt chia được biết đến nhờ hàm lượng · Protein.

Tuy kích thước nhỏ bé nhưng hạt chia lại chứa rát đa dạng các loại dưỡng chất; vậy nên có rất nhiều lợi ích cho cho sức khỏe con người.

Công dụng của hạt chia đối với sức khỏe

Tốt cho người bị tiểu đường

Hạt chia có hàm lượng các chất quan trọng như: kẽm, omega-3, omega-6, chất chống oxi hóa; giiúp kiểm soát lượng đường huyết, giảm cảm giác thèm ăn ngọt.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Trong hạt chia có tới 20% lượng omega-3 và các loại axit béo cần thiết tốt cho hệ tim mạch. Vì omega-3 có chức năng làm giảm lượng cholesterol, ngăn chặn quá trình đông máu, xơ vữa động mạch và ngừa nguy cơ bị đột quỵ. Ngoài ra, hạt chia còn có một số khoáng chất cần thiết như: Calcium, boron và nhiều loại hóa chất gọi là “long-chain triglycerides”; giúp ngừa và bị bệnh đau tim.

Tăng cường trí nhớ và tốt cho hoạt động của não bộ

Omega-3 trong hạt chia không chỉ tốt cho tim mạch mà rất tốt cho việc tái tạo hệ thống tế bào thần kinh và não bộ. Đặc biệt, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên ăn nhiều hạt chia để tặng hệ thần kinh của trẻ nhỏ và bào thai đang gia đoạn phát triển.

Làm chậm quá trình lão hóa và chống loãng xương

Chất Omega-3 ALA kết hợp với chất chống oxy hóa và protein trong hạt chia có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa cho cơ thể người. Hạt chia còn có thể giúp lọc sạch độc tố trong cơ thể và làn da tươi sáng hơn.

Hàm lượng lớn canxi trong hạt chia đủ dùng cho người không uống sữa, thậm chí lượng caxi còn lớn hơn trong sữa. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác như phốt pho, kẽm, magie trong hạt chia góp phần làm cho xương chắc khỏe.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Với hạt chia tự nhiên có chứa 37% chất xơ trong đó 80% là chất xơ không hòa tan và 20% hòa tan giúp chức năng hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Do có nhiều chất xơ nên nó giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ đồng thời hệ thống tiêu hóa cũng được lọc sạch các chất độc hại, tẩy bớt cholesterol dính ở thành ruột nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về ruột.

Giảm cân, chống béo phì

Hạt chia tạo cảm giác no sau khi ăn vì hạt chia có thể hấp thu được lượng nước khá lớn gấp tới 16 lần trọng lượng của nó. Nhiều người sau khi uống 1 ly nước pha 1 muỗng lớn hạt chia thì không có cảm giác đói tớii nửa ngày. Vì vậy, đây là phương thức giảm cân đơn giản mà hiệu quả. Ngoài ra, hạt chia có nhiều chất xơ nên hạn chế được lượng mỡ dư thừa tránh bị béo phì.

Một số cách nấu hạt chia thành những món ngon bổ dưỡng

1. Cách nấu hạt chia cho bé ăn dặm

Nguồn axit béo Omega 3 và Omega 6 có trong hạt chia sẽ giúp trẻ phát triển trí não tốt. Là điều kiện tiền đề giúp bé nhanh nhận biết được thế giới bên ngoài; não bộ phát triển một cách toàn diện nhất.

  • Bước 1: Lấy khoảng 4-5 g hạt chia khô ngâm vào nước cho nở ra. Hoặc bỏ hạt chia vào máy sinh tố xay nhuyễn để dùng được cả ngày.
  • Bước 2 Nấu cháo như bình thường cho bé, cháo chìn thật nhừ.
  • Bước 3 Cho bột hạt chia (hạt chia đã ngâm nở) vào nồi khi cháo đang sôi. Đun thêm tầm 2 phút nữa là có thể dùng ngay được.

Ngoài ra cũng có thể dùng hạt chia đã được ngâm nở cho trực tiếp vào cháo đã nấu chín, bột ăn dặm đã nấu chín, sữa chua trái cây, .. đều được cả.

Lưu ý: Chỉ dùng hạt chia cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện nên phù hợp nhất.

Cách nấu hạt chia cho bé ăn dặm, sữa tươi không đường, trong 1 tuần, kinh nghiệm, sữa chưa, mỡ bụng
Hạt chia: có đường kính khoảng 1mm, chỉ bằng ½ kích thước của hạt é, hạt chia có 2 màu khác nhau là hạt chia đen và hạt chia trắng.

2. Cách làm nước uống giảm cân từ hạt chia

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 chén nước ấm, 1 muỗng hạt chia, 1 quả chanh và 1 muỗng mật ong.
  • Bước 2: Cho hạt chia vào nước ấm ngâm từ 10-15 phút để hạt chia nở ra.
  • Bước 3: Thêm 2 muỗng nước cốt chanh tươi với 1 muỗng mật ong vào chén hạt chia rồi trộn đều.
  • Bước 4: Khuấy đều lên rồi thưởng thức ngay.
Cách nấu hạt chia đơn giản, giá trị dinh dưỡng và lợi ích sử sức khỏe, review, hình ảnh, cấp tốc
2 muỗng canh hạt chia có chứa khoảng 10g chất xơ, chiếm khoảng 40% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Một chế độ ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là có thể giúp giảm cân hiệu quả.

3. Cách nấu hạt chia với sữa chua và trái cây

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 muỗng hạt chia, sữa chua hoặc kem tươi tùy ý; trái cây yêu thích (cả trái cây tươi hay khô đều được).
  • Bước 2: Đem ngâm hạt chia trong nước ấm tầm 15 phút; để hạt chia nở ra.
  • Bước 3: Các loại trái cây đều rửa gọt sạch vỏ rồi cắt hạt lựu.
  • Bước 4: Trộn đều các nguyên liệu ở 3 bước trên lại với nhau là sẽ có một ly trái cây sữa chua hạt chia thật ngon bổ dưỡng.
Cách làm sữa chua hạt chia trái cây, hiệu quả, chế biến, ngâm nước, nở, hạt é, màu đen, mật ong
Bạn chỉ cần lấy hạt chia trộn với sữa chua, thêm một chút ít mật ong, vani nếu thích sau đó đậy kín lại và để tủ lạnh qua đêm.

4. Cách làm nước uống từ hạt chia

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 muỗng hạt chia, đường phèn; 1 lý nước lọc ấm hoặc nước ép trái cây, nước sâm, nước trà.
  • Bước 2: Đem bỏ hạt chia vào nước ấm ngâm cho hạt chia nở ra.
  • Bước 3: Sau khi ngâm xong, cho đường phèn vào khuấy đều là có ngay một ly nước uống thanh mát.
Cách làm nước uống từ hạt chia, pha loãng, công thức, đồ, dạy cách làm, tổng hợp, tìm hiểu, chanh
Nếu bạn muốn dùng hạt chia để giảm cân thì nên pha hạt chia với nước lọc bình thường và uống trước mỗi bữa ăn tầm 30 phút.

5. Cách làm sinh tố trộn hạt chia

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 một ly sinh tố trái cây nào cũng được miễn là yêu thích.
  • Bước 2: Cho từ 1-2 muỗng cà phê hạt chia vào ly sinh tố.
  • Bước 3: Trộn đều với 1 ít đá xay, hoặc đá bào nhỏ cũng được. Trộn xong thì là có ly sinh tố hạt chia rồi nhé.
Cách làm sinh tố trộn hạt chia, bổ sung canxi, cuối tuần, dân dã, nhậu, đãi khách, độc lạ, Sài Gòn
Với yogurt, bạn cũng có cách làm tương tự như sinh tố. Các món yogurt sẽ thơm ngon và bổ dưỡng hơn khi bạn cho vào hạt chia và trộn đều.

6. Hạt chia cho vào các món Súp và Salad

Súp hạt chia:  Cho từ 2-3 muỗng hạt chia trực tiếp vào các loại súp vừa nấu xong rồi thưởng thức.

Salad hạt chia: Trộn từ 2-3 muỗng hạt chia trực tiếp (cũng có thể lấy hạt chia ngâm nước ấm 15 phút) cho vào món salad đã làm xong và đảo sơ qua là có món ngon, lạ miệng rồi. Hạt chia vừa là thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng vừa giúp ngon miệng và đẹp mắt cho món ăn.

Cách nấu hạt chia đơn giản, nhanh chóng tại nhà, hương vị, cùng với, ba bi, lạ miệng.
Hạt chia có thể chế biến thành món sữa chua, nước uống, Pudding …hay làm salad.

Vài lưu ý khi chế biến hạt chia

Lượng dùng khuyến cáo: Do cơ địa mỗi người khác nhau nên thời gian đầu chỉ nên sử dụng từ 5 – 10 gr hạt chia khô. Sau đó, các tuần tiếp theo có thể tăng dần lên từ 20 – 25 gr hạt/ ngày.

Nên ngâm nở hạt chia (bằng nước nóng hoặc lạnh đều được); trước khi dùng để tránh bị tắc nghẽn thực quản: Khi nuốt vào cơ thể một lượng lớn hạt chia khô; tuy nó nhỏ xíu nhưng lại nở rất nhanh, có dạng gel và kết dính lại với nhau được dễ gây tắc nghẽn.

Người dị ứng protein không nên dùng nhiều nhiều hạt chia: Hội chứng dị ứng protein khá hiếm gặp nhưng nếu ai bị thì nên chú ý điều này.

Người bị đau dạ dày không nên dùng nhiều: Vì hàm lượng chất xơ cao trong hạt chia khi hấp thụ dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày; dẫn tới bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Không nên dùng hạt chia với những người huyết áp thấp: Vì loại acid béo Omega 3 trong hạt chia dễ biến đổi thành EPA. Làm hạ cholesterol trong máu, hạ huyết áp nên sẽ chỉ phù hợp với những người bị cao huyết áp. Ngược lại, những người huyết áp thấp dùng hạt chia mỗi ngày; dễ gây ra tụt huyết áp, lại thêm nguy hiểm.

Trên đây là những điều cần biết về hạt chia và cách sử dụng. Tham khảo vài cách nấu hạt chia để làm nước uống hoặc nấu ăn những món phù hợp nhé!

Xem thêm: