Chè củ mài không chỉ là món chè ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Cùng Mucwomen thực hiện cách nấu chè củ mài ngon ngọt đơn giản nhé.

Chè củ mài là món ăn dân dã đã có từ lâu đời. Chè củ mài có tác dụng mát gan, giải nhiệt rất tốt. Món chè này có vị ngọt thanh, nhẹ nhàng sẽ khiến cả gia đình thích mê. Chè củ mài thường ăn với xôi vừa giúp thanh nhiệt, vừa bổ sung năng lượng cho cơ thể. Cùng Mucwomen vào bếp nấu món chè ngon này nhé.

Cách nấu chè củ mài ngon ngọt đậm vị

Nguyên liệu

  • 1kg củ mài
  • 50g bột bắp
  • 200g đường
  • Hoa bưởi
  • Mè (vừng) trắng
Cách nấu chè củ mài ngon ngọt đậm vị; mỗi ngày; mon ngon nha lam; những; nau an ngon; dễ làm.
Hoa bưởi chứa rất nhiều tinh dầu, không chỉ đem lại hương thơm dễ chịu, vẻ đẹp mộc mạc mà còn có tác dụng giải cảm, giải rượu, chữa đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi, giải tỏa stress, lo lắng, cải thiện sức khỏe tinh thần.

Các bước nấu chè củ mài ngon ngọt

Bước 1: Cách chọn củ mài nấu chè

Điều quan trọng quyết định độ ngon của món ăn là khâu chọn nguyên liệu. Để có món chè củ mài ngon, không nên chọn những củ to, có mùi lạ hoặc bị mốc. Thay vào đó, nên chọn những củ có kích thước trung bình, không có vết nứt…

Các bước nấu chè củ mài ngon ngọt; cach lam; nau an hay; san bat nau nuong; thức ăn; ngon; đậu xanh.
Theo Đông y, củ mài là loại thuốc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận. Củ mài thường được sử dụng như một loại thuốc dùng cho người mất khẩu vị, chán ăn, hen suyễn, ho khan, tiểu đường.

Bước 2: Sơ chế củ mài nấu chè

Củ mài khi mua về cần rửa sạch bụi bẩn bên ngoài, rồi cho vào nồi nước sôi. Sau đó, vớt ra gọt sạch vỏ, cắt bỏ những chỗ sần sùi rồi thái thành từng miếng mỏng.

Cách nấu củ mài đơn giản; day nau an viet nam; sach huong dan nau an; ba bi nau an; cách làm món.
Củ mài có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như nấu canh, nấu chè, xào hay luộc.

Bước 3: Nấu nước hoa bưởi

Cho hoa bưởi vào nồi cùng với 2 cốc nước lọc. Tiếp theo, đặt một chiếc cốc vào giữa nồi, đậy nắp lại và đun sôi. Khi nước sôi thì cho nước đá lên trên nắp nồi rồi đậy lại. Làm vậy để khi nước bưởi bay hơi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại và chảy theo phần rỗng của nắp và rơi xuống cốc đặt trong nồi. Tiếp tục đun cho đến khi nước gần cạn thì tắt bếp. Nước hoa bưởi có vị thanh mát của bưởi, dùng thay vani cho vào chè sẽ rất thơm.

Cách chế biến củ hoài sơn; tập nấu ăn; ẩm thực; cách làm món; cac mon an de lam; phương pháp; dễ làm.
Tinh dầu hương bưởi có khả năng khử mùi hiệu quả, dùng cho xịt phòng, xe hơi, giày…

Bước 4: cách nấu chè củ mài

Đầu tiên, cho đường và nước lọc vào nồi đun sôi. Tùy theo sở thích mà có thể thay đổi lượng đường để chè có độ ngọt thanh hay ngọt đậm. Tiếp theo, khi nước sôi thì cho củ mài vào nước đường nấu khoảng 10 phút cho thấm vị ngọt.

Cam nang nau an; nau an o nha hang; hoàn chỉnh; bài viết; sach nau an viet nam; bổ dưỡng dễ làm.
Chè củ mài có tác dụng thanh nhiệt, mát gan với hương vị nhẹ nhàng, ngọt dịu sẽ khiến cả nhà đều thích.

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

Cho bột bắp vào cốc và hòa tan với một ít nước. Sau 10 phút thì cho bột đao vào khuấy đều để chè có độ sánh. Lúc này, cho nước bưởi vào rồi tắt bếp. Bạn có thể rắc chút vừng trắng đã rang thơm lên trên khi thưởng thức cho món ăn thêm thơm ngon.

Hướng dẫn cách nấu chè củ mài giải nhiệt cơ thể; món ăn gia đình mỗi ngày; hương vị; món ngon.
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, phụ nữ mang thai không nên ăn củ mài. Dù hiếm gặp nhưng phản ứng dị ứng cũng có nguy cơ xảy ra, chẳng hạn như phát ban.

Công dụng của củ mài đối với sức khỏe

Củ mài có tên khoa học là Dioscorea persimilis prain. Ở Việt Nam, củ mài còn có nhiều tên gọi khác như củ chụp, hoài sơn hay khoai mài. Loại củ này thường mọc hoang ở vùng núi vùng khí hậu nhiệt đới. Củ mài dùng để chế biến các món ăn như canh, xào, luộc, nấu chè. Và đặc biệt, nó còn là một vị thuốc hữu hiệu trong việc điều trị một số bệnh.

Theo y học cổ truyền, củ mài có tính bình, không độc, vị ngọt; có chứa nhiều axit amin, lipit, protid, dioscin, chất nhầy… Củ mài có tác dụng như:

  • Bổ ngũ tạng, bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể.
  • Các bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy…
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Trị viêm tử cung ở phụ nữ.
  • Suy thận, hoa mắt, chóng mặt…
  • Hỗ trợ chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em và người lớn.

Món chè củ mài dân dã lại bổ dưỡng và cách nấu cũng vô cùng đơn giản. Bạn hãy trổ tài cho cả nhà thưởng thức nhé!

Xem thêm: