Chuối và khoai mì khi kết hợp cùng nước dừa, đậu phộng sẽ có mùi vị rất thơm ngon. Cùng tìm hiểu về cách nấu chè chuối khoai mì ngon dưới đây nhé.

Nguyên liệu để nấu chè chuối khoai mì

  • Chuối sứ: 6 quả
  • Nước dảo dừa: 900ml
  • Nước cốt dừa: 250ml
  • Bột báng: 20g
  • Bột khoai: 20g
  • Sắn (khoai mì): 400g
  • Đường: 150g
  • Lạc (đậu phộng): 30G
  • Lá nếp (lá dứa): 5 lá (không bắt buộc)
  • Muối
Nguyên liệu để nấu chè chuối, học, bắp, thưng, trôi nước, giải nhiệt, trái cây, đậu đen, nha đam
Trong 100g khoai mì có chứa khoảng 112 calo (ảnh: internet).

Chi tiết cách nấu chè chuối khoai mì ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chè chuối có cách nấu khá đơn giản, nhưng để chè có được mùi vị thơm ngon thì cần chú ý hơn trong bước chọn và sơ chế nguyên liệu.

Sơ chế sắn (khoai mì)

Đầu tiên, sơ chế 400g sắn (khoai mì) trước khi nấu chè khoảng vài tiếng. Khoai mì gọt vỏ, rửa sạch rồi ngâm trong nước lạnh ít nhất 30 phút. Việc ngâm khoai mì sẽ giúp loại bỏ một phần độc tố có trong củ; yếu tố làm xuất hiện tình trạng “say sắn” – ngộ độc sắn. Sau khi ngâm thì cắt sắn thành từng khối nhỏ cỡ 3 phân. Có thể thay thế thành phần khoai mì bằng khoai lang. Khoai mì khi nấu chè nên chọn loại dẻo, sau khi nấu chín sẽ chuyển màu trong, khi ăn tạo cảm giác bùi và dẻo.

Sơ chế bột báng, bột khoai

Ngâm 20 g bột báng và 20 g bột khoai ngâm nước lạnh khoảng 30 phút hoặc hơn. Công đoạn này sẽ tiết kiệm thời gian đun nấu để làm chín bột. Bột báng và bột khoai làm từ bột năng có tác dụng tăng thêm màu sắc và độ dai, dẻo của món chè. Nếu không có bột báng, bột khoai chúng ta có thể sử dụng hạt trân châu để thay thế.

Sơ chế chuối

Chi tiết cách nấu chè chuối khoai mì ngon, tiết kiệm cho 1, 2 người, vợ chồng, meo nau an, xem be nau an
Chuối chứa nhiều thành phần tốt đặc biệt như kali, vitamin B6 và vitamin C.
  • Gọt vỏ, tước chỉ 6 quả chuối đã chuẩn bị sau đó ngâm vào nước muối loãng 5 phút. Ngâm nước muối sẽ giúp loại bỏ vị chát trên bề mặt chuối, giúp món chè được ngon ngọt hơn.
  • Chuối có thể để nguyên quả hoặc cắt đôi, cắt ba tùy theo ý thích. Chuối được om nhỏ lửa để tăng thêm độ dẻo, vị chuối và dừa sẽ dần hòa quyện trong quá trình chưng chuối. Nếu cắt lát mỏng thì giúp giảm thời gian nấu nhưng dễ làm mất đi đặc trưng hương vị của món ăn.
  • Nếu không có chuối sứ có thể thay thế bằng chuối ngự, chuối tiêu, chuối mễ,… Chuối sẽ lên màu hồng đẹp mắt hơn khi đem ướp cùng đường và 1 thìa canh rượu (gạo, nếp, rum) để qua đêm rồi sên sơ trước khi nấu chè.

Sơ chế lạc (đậu phộng), lá dứa

  • Lạc đem rang chín, xát vỏ, giã dập.
  • Lá dứa rửa sạch, tạo thành bó gọn.
Sơ chế lạc (đậu phộng), lá dứa, day nau an don gian, công thức nấu ăn bằng tiếng anh, so tay nau an
Trong 28g đậu phộng, có 15g chất béo, hầu hết là chất béo không bão hòa đơn và đa lành mạnh.

Bước 2: Nấu chè chuối khoai mì

Chần bột báng, bột khoai

Đun sôi 1 nồi nước, sau đó thả bột báng và bột khoai vào, khi bột nổi lên thì vớt ra, để ráo. Nếu nấu thẳng bột trong nồi chè mà không chần qua trước sẽ làm chè dễ bị hậu chua.

Nấu khoai mì và nước dừa

  • Đun 900 ml nước dảo dừa đến khi sủi bọt nhẹ thì thả khoai mì, chuối, lá nếp và một ít muối vào đun sôi, để lửa nhỏ trong suốt quá trình nấu. Nếu không có nước dảo và nước cốt tươi, có thể sử dụng 1-2 lon nước cốt dừa pha loãng với nước để thay thế. Trong quá trình đun sẽ thấy có “bọt”, đó là chất béo của dừa, đừng hớt bỏ đi nhé.
  • Sau khoảng 20 phút, lấy đũa xiên thử vào sắn để kiểm tra xem sắn đã chín chưa. Khi sắn đã chín, cho bột khoai, bột báng cùng đường vào đun đến khi bột chín.
  • Thao tác chần bột chỉ giúp loại bỏ vị hậu chua chứ chưa làm chín bột. Hai loại bột này cần được đun thêm 10-20 phút (tùy thuộc thời gian ngâm bột) thì mới chín, bột không còn lõi trắng mới dẻo, dai, không sượng.
  • Khi bột đã chín hoàn toàn thì vớt lá dứa bỏ đi (lá dứa nếu nấu quá lâu dễ tạo vị đắng).
  • Điều chỉnh lửa lớn, cho thêm nước cốt dừa vào đun tới khi vừa sôi thì tắt bếp để bát chè không bị tách béo. Nếu không có lá dứa, bước này có thể cho va-ni vào để tạo mùi thơm.
  • Nếu chè vẫn chưa đủ độ sánh, có thể pha 1 thìa canh bột năng (bột bắp, bột khoai tây, bột sắn dây) với 1 thìa canh nước, khuấy đều sau đó cho thêm từ từ vào nồi chè đang nấu cho đến cảm thấy độ sánh như ý. Lưu ý: chè chuối khi nguội sẽ đặc hơn lúc nóng.
Nấu khoai mì và nước dừa, lam nau an, cach lam mon an, những món ăn đơn giản cho sinh viên, bài viết
Trong lá dứa có chứa alkaloid và glycoside có tác dụng nổi bật trong hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.

Bước 3: Hoàn thành món chè chuối

Chè chuối chuẩn vị có độ sánh vừa ăn; chuối có màu vàng ươm, ngọt thơm và dẻo; sắn chín mềm không sượng, thấm vị cốt dừa; bột khoai, bột báng trong, suốt, dẻo dai; nước chan thơm mịn và không bị tách béo. Vị ngọt thanh không có hậu chua, hậu chát.

Múc chè ra bát, chuối để nguyên trái hoặc cắt thành miếng vừa ăn tùy ý thích, rắc thêm 1 ít đậu phộng đã rang vàng lên trên và thưởng thức thôi nào!

Cách nấu chè chuối khoai mì ngon và đơn giản ;Nấu khoai mì và nước dừa, lam nau an,
Món chè chuối khoai mì thơm bùi, dẻo ngọt thường để lại dư vị khó quên cho người thưởng thức.

Lưu ý chọn mua nguyên liệu nấu chè

  • Để nấu món chè này nên chọn chuối sứ (chuối tây, chuối xiêm) chín tới. Chuối chín quá nấu sẽ nhanh rục, còn chuối xanh thì có nhiều vị chát. Khâu chọn chuối sẽ quyết định độ đẹp mắt về màu sắc và mùi vị của thành phẩm.
  • Nên chọn khoai mì có vỏ hồng, vì loại này chứa ít độc tố hơn so với loại có vỏ trắng; củ thẳng, mập mạp sẽ bùi và thơm hơn.
  • Đường để nấu chè có thể dùng đường phèn, đường kính, đường thốt nốt (loại nhạt màu), đường ăn kiêng,… Không nên dùng những loại có màu sậm, mùi nồng như đường đen, đường thẻ, mật mía vì dễ làm mất đi mùi vị cho món chè

Với cách nấu chè chuối khoai mì đơn giản, bạn có thể dễ dàng nấu món chè thơm ngon, ngọt bùi này chiêu đãi cả nhà rồi. Vào bếp và thực hiện thôi nào!

Xem thêm: