Sò huyết là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ ăn nên thường được dùng làm nguyên liệu nấu cháo cho trẻ. Cùng vào bếp thực hiện cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm chuẩn vị nhé!

Cách nấu cháo sò huyết cho bé đúng vị

Bước 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo tẻ: 20g
  • Gạo nếp: 20g
  • Sò huyết: 50g
  • Thịt bò: 150g
  • Nấm rơm: 150g
  • Tôm sú: 3 – 4 con.
  • Rau cải non, hành lá, hành khô
  • Chanh, ớt, gừng
  • Gia vị: Bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu.
Cách nấu cháo sò huyết cho bé bổ dưỡng sức khỏe và mau lớn, heo, bí đỏ, ngô, trứng gà, nhừ, sữa.
Nguyên liệu sò huyết là một loại hải sản có vị ngọt và tính mặn của biển nên rất phù hợp để chế biến nhiều món ăn.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp và gạo tẻ đem vo với nước khoảng 2 – 3 lần cho thật sạch. Vắt chanh lấy nước cốt. Tỏi, hành khô bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, đập dập và băm nhuyễn. Hành lá và các loại rau thơm nhặt, rửa sạch và cắt khúc nhỏ.

Sò huyết khi mua về ngâm khoảng 2-3 tiếng trong nước vo gạo; thêm vài nhánh ớt sừng để sò nhả hết bùn đất rồi dùng bàn chải đánh sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch lần nữa và để ráo nước. Tôm đem rửa sạch, bóc vỏ; thịt bò rửa sạch, băm nhỏ.

Nấm cắt bỏ phần chân, rửa sạch. Rửa sạch rau cải non, xay cho nhuyễn.

Cách nấu cháo sò lông cho bé, thơm ngon, đủ chất, dinh dưỡng, với 5 công thức, chuyên gia, dưỡng.
Tôm, thịt là những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe (ảnh: internet).

Bước 3: Chế biến sò huyết

Cho toàn bộ sò huyết vào nồi luộc cho chín; sau đó tách phần vỏ và lấy phần thịt bên trong. Nước luộc sò huyết giữ lại để nấu cháo cho bé.

Cháo sò điệp nấu với rau gì cho bé, đủ chất dinh dưỡng, cháo bí đỏ, đao, ngoài hàng, rau ngót, cải.
Theo y học cổ truyền, sò huyết có vị ngọt, tính mặn, có tác dụng bổ huyết, kiện vị, chữa chứng huyết hư, thiếu máu.

Bước 4: Chế biến thịt bò và tôm

Tôm đem luộc chín và vớt ra ướp với một ít tỏi, hành, 1/2 thìa hạt nêm; 1/2 thìa cà phê tiêu trong khoảng 15 phút để tôm thấm đều gia vị.

Thịt bò cho vào bát ướp với gừng, tỏi, 1 thìa cà phê tiêu và 1 thìa hạt nêm, ướp trong khoảng 10 phút.

Khi tôm đã thấm gia vị thì phi thơm tỏi rồi cho tôm vào; đảo đều tay với lửa lớn khoảng 3-4 phút rồi tắt bếp.

Cách nấu cháo sò điệp với nấm, thơm ngon đủ chất dinh dưỡng, bông cải, phô mai, nấm, nhanh.
Ăn tôm sẽ cung cấp lượng protein dồi dào, khoáng chất và sở hữu hàm lượng chất béo thấp.

Bước 5: Nấu cháo

Đổ một chút dầu ăn vào chảo; đợi dầu nóng thì cho tỏi vào xào vàng thơm rồi cho gạo vào đảo khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Tiếp theo cho gạo vào phần nước luộc sò huyết cùng 1/2 thìa muối, 1 thìa dầu ăn, một ít gừng băm, thêm một lượng nước vừa đủ và đun nhỏ lửa cho đến khi hạt gạo nở ra. Sau đó cho sò huyết, nấm rơm và tôm vào.

Nêm thêm 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu sao cho cháo vừa miệng. Rồi cho thịt bò đã băm nhỏ và rau cải non đã xay nhuyễn vào cháo; dùng thìa khuấy đều và nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp là được.

Lưu ý: Không nên nấu cháo quá lâu sau khi đã cho thịt bò vào vì như vậy thịt bò sẽ bị dai và cháo ăn không ngon.

Cháo sò huyết bí đỏ cho bé, dưỡng cao, chất, bí quyết.,chuyên gia, dễ làm, nấu nhanh.rau xanh, bí.
Theo các chuyên gia, cháo sò huyết có thể nấu cùng với các loại rau cải như: bó xôi, cải ngọt, cải xanh hoặc rau thơm như hành lá, rau mùi (ảnh chụp màn hình: Điện Máy Xanh).

Hoàn thành cách nấu cháo sò huyết cho bé

Khi cháo đã chín mềm, để cháo nguội một chút rồi cho ra tô; thêm một chút hành lá và rau thơm là có bát cháo ngon chuẩn vị rồi.

Bé mấy tháng ăn được sò huyết, ngon, an dặm, cháo tôm, ngọt, bỗ dưỡng, đủ, chất, ăn, mau, chóng.
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết làm món cháo có hương vị ngọt dịu thơm ngon giúp bé tăng cân.

Xem thêm:

Tác dụng của cháo sò huyết cho bé

Sò huyết là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng rất cao, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ nhỏ. Các mẹ có thể dùng sò huyết để nấu cháo cho bé vì nó có những tác dụng sau:

Tăng cường hệ miễn dịch

Là một trong những thực phẩm giàu retinol, rất tốt cho trẻ em. Trong 100g sò huyết chứa tới 30mcg retinol giúp trẻ đáp ứng nhu cầu vitamin A trong nhiều giai đoạn. Vitamin A có mặt vào sự phát triển của hệ miễn dịch, điều chỉnh những phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Bổ sung đủ vitamin A đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn ở trẻ nhỏ.

Giảm biếng ăn

  • Theo tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có đến 70% trẻ em dưới 5 tuổi ở người Việt bị thiếu kẽm. Là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác của trẻ; khiến trẻ không cảm nhận được mùi vị thơm ngon của thức ăn, làm tăng tình trạng biếng ăn. Cháo sò huyết là cũng nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho trẻ biếng ăn; hơn nữa hương vị cháo cũng rất hấp dẫn nên có thể giúp kích thích vị giác của trẻ nhỏ.
  • Phòng chống thiếu máu: Ngoài vitamin A và kẽm, sò còn rất giàu sắt, vitamin B12, axit folic… Đây đều là những thành phần không thể thiếu với quá trình sản sinh hồng cầu, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ. , giúp da bé luôn trắng mịn, hồng hào.
  • Do sò huyết là loài thủy sinh nên thường có nhiều loại ký sinh trùng bám vào. Khi đó, những trẻ có hệ tiêu hóa yếu do chưa phát triển hoàn thiện, nếu ăn sò huyết chế biến không kỹ sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường ruột. Vì vậy, đối với trẻ em sò huyết tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng mẹ không nên cho trẻ ăn quá thường xuyên và khi nấu cho trẻ ăn phải sơ chế kỹ để loại bỏ hết bùn đất, ký sinh trùng.

Với bài viết này các mẹ có thể biết được những tác dụng đối với sức khỏe cũng như cách nấu món cháo sò huyết cho bé thơm ngon, bổ dưỡng này. Ngoài ra, để bữa ăn hàng ngày thêm phong phú, giúp trẻ có đủ các chất cần thiết cho sự phát triển; các mẹ cũng đừng quên thường xuyên truy cập Mucwomen để có thể học thêm nhiều công thức nấu đồ ăn dặm nhé.